Gaël Giraud: “Đại dịch cho thấy sự mong manh của chúng ta”
Linh mục Dòng Tên Gaël Giraud, cựu trưởng ban kinh tế của Cơ quan Phát triển Pháp, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quốc gia Khoa học, chủ tịch danh dự Viện Rousseau, cha là tiếng nói đặc biệt trong thế giới kinh tế. Tác giả của Ảo tưởng tài chính (Illusion financière, nhà xuất bản Atelier) và là người đóng góp các tài liệu làm cơ sở cho Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’, năm này qua năm khác, cha đào sâu chỉ trích của mình về hệ thống kinh tế hiện nay.
Một khái niệm mới được một số tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy tổ chức “Một sức khỏe” (One Health), nói lên mối liên hệ giữa sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe hệ sinh thái. Cha có thấy sự cộng hưởng với Thông điệp Chúc tụng Chúa ở đây không?
Hoàn toàn có. Chúng ta phải hiểu rằng nhân loại luôn là một phần của Tạo dựng, từ lâu trong một loại đối thoại rộng lớn với các ngôn ngữ lạ. Đây là những gì đã xảy ra với đại dịch: sự phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên mà loài người chúng ta đã làm, đặc biệt là nạn phá rừng, đã trực tiếp đụng đến con người, đụng đến các động vật gần với chúng ta và các động vật ở vùng rừng sâu, điển hình, trong trường hợp coronavirus là con dơi. Chúng ta đang ở trong thế giới điếc, trong nhân học thế kỷ 16 dựa trên sự toàn năng của con người cô lập trong cô độc siêu hình vĩ đại. Đây hoàn toàn không phải là tầm nhìn của Thông điệp Chúc tụng Chúa, mà trái lại, một nhân học tương quan giữa con người với nhau và giữa con người với Tạo dựng. Và đó là tất cả những gì xảy ra trước mắt với chúng ta ngày hôm nay.
Bài học chính nào cha rút tỉa từ đại dịch này?
Sự mong manh của chúng ta ở hai cấp độ. Trước hết là về mặt sức khỏe và sau là sự gián đoạn các chuỗi cung ứng trên tầm mức quốc tề, có thể tạo ra nạn đói, nhất là ở châu Phi và Ấn Độ. Đó là hệ quả gián tiếp của toàn cầu hóa thị trường mà chúng ta đã làm từ 40 năm nay chung quanh chuỗi giá trị căng thẳng không dự trữ, chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn. Và hoàn toàn không cự được khi đối diện với cú sốc như cú sốc chúng ta đang trải qua.
Nhiều tiếng nói lên tiếng mong muốn sức khỏe trở thành lợi ích chung. Cha có nghỉ đây là bước ngoặt thực sự có thể diễn ra trong các giá trị đã hướng dẫn xã hội chúng ta cho đến bây giờ không?
Chúng ta sẽ không đi đến cùng đại dịch này mà không có một sự hợp tác thực sự. Ví dụ, chúng ta mới chỉ thoát được bệnh đậu mùa trong những năm 1970 với chiến dịch chích ngừa toàn cầu và có hiệu quả. Tình trạng khẩn cấp này đập vào mặt chúng ta khi chủ nghĩa đa phương của Liên Hiệp Quốc đang sụp đổ. Sức khỏe thực sự là một lợi ích chung và vì thế phải có các sáng kiến mới cho các cấu trúc mới của thế giới. Một loại giống như mô hình Thuốc điều trị cho các bệnh bị coi thường (Drugs for Neglected Disease), một tập đoàn phi lợi nhuận được thành lập ở Genève năm 2003, tập hợp các Quốc gia nhưng cũng tập hợp các lãnh vực dược phẩm tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức Phi Chính Phủ.
Để đi theo hướng này, chúng ta không nên bắt đầu bằng cách thay thế chỉ số GDP chỉ dựa trên tăng trưởng không?
Đúng: đồng thời chúng ta phải từ bỏ loại thương mại-tự do hủy hoại bằng cách quay trở về với chủ nghĩa bảo vệ thông minh, ít nhất chúng ta cần có một chỉ số có thể tính đến tất cả các khía cạnh phát triển của con người. Với năm trụ: lợi tức đầu người (di sản của GDP), giáo dục, tuổi thọ mạnh khỏe, giảm bất bình đẳng và giảm áp lực của nhân loại trên hệ sinh thái qua việc tính toán dấu chân sinh thái của chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi không phải là người chủ trương sụp đổ, vì tôi ấn tượng bởi sự sáng tạo của tất cả những người suy nghĩ cho một “thế giới về sau”, nhất là không khôi phục lại thế giới của ngày hôm qua.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch