Hoán cải trong thời đại dịch
Bài thứ tư trong loạt bài “Nhìn về cuộc khủng hoảng” của cha Federico Lombard nói về lời kêu gọi hoán cải thiêng liêng cho tín hữu kitô và cũng cho tất cả mọi người.
Trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta đôi khi trải qua kinh nghiệm đau nặng, hay một nỗi sợ có căn cứ bị một bệnh nào đó. Nếu chúng ta không bị hoảng, chúng ta cũng sống qua giai đoạn tác động mạnh đến đời sống thiêng liêng của, chung chung là một cách tích cực. Khi đó chúng ta hiểu có những chuyện, những dự án đối với chúng ta rất quan trọng, nhưng rồi là chóng qua và tương đối. Có những chuyện đi qua và có những chuyện kéo dài. Nhất là khi chúng ta ý thức sự mong manh của mình. Chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé đứng trước thế giới và đứng trước huyền bí của Chúa. Chúng ta nhận ra mình chỉ nắm được một phần số phận của mình, dù khoa học và y khoa đã làm những chuyện tuyệt vời. Để dùng lại một chữ rất xưa, chúng ta phải trở nên khiêm tốn. Chúng ta cầu nguyện nhiều hơn, chúng ta trở nên nhạy cảm và quan tâm đến các quan hệ của chúng ta với người khác, chúng ta yêu thích hơn sự quan tâm, gần gũi thiêng liêng và tình nhân loại của họ.
Nhưng sau đó khi chúng ta mạnh lại, khi nguy hiểm đã qua, các thái độ này giảm dần và chúng ta ít nhiều trở lại với đời sống trước đây: tự tin, quan tâm trước hết đến các dự án và các thỏa mãn ngay tức thì, ít quan tâm đến những chuyện tế nhị, các mối quan hệ… và cầu nguyện lại trở thành chuyện bên lề trong cuộc sống. Một cách nào đó, chúng ta phải nhận ra, trong sự yếu đuối, chúng ta trở nên mạnh hơn và trong sức mạnh, chúng ta mau chóng quên Chúa.
Đại dịch là căn bệnh lan rộng và tác động đến mọi người. Đây là kinh nghiệm chung cho sự mong manh bất ngờ to lớn. Nó làm chúng ta đặt lại vấn đề của nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mình và của thế giới mà chúng ta thường xem đó là chuyện đương nhiên. Điều này chúng ta đã trả giá đau đớn và đã làm đảo lộn đời sống chúng ta. Nhưng nó chỉ là một sự dữ hay nó cũng là một cơ hội?
Trong các bài giảng của Thánh Gioan Tẩy giả và của Chúa Giêsu luôn có một lời lặp đi lặp lại: “Anh em hãy hoán cải.” Đây không phải lời nói chúng ta thích nghe. Nó chất vấn chúng ta và làm chúng ta hãi sợ, vì chúng ta cảm thấy nó không phải là vô hại. Suốt Mùa Chay, một sự trùng hợp kỳ lạ với đời sống kitô hữu chúng ta, là đại dịch đi suốt từ đầu Mùa Chay, chúng ta nghe và cảm nhận đây là lời kêu gọi trở lại, chúng ta nghe các lời ăn năn cầu nguyện trong Cựu Ước (Esther, Azariah…) và các tiên tri luôn thấy trong bất hạnh và đau khổ của con người là lời kêu gọi thống thiết để hoán cải và về với Chúa… Nhưng đừng thấy trong các bất hạnh này là sự trừng phạt của một Thiên Chúa trả thù, vì có biết bao nhiêu người vô tội phải chịu đau khổ, nhưng chúng ta cũng đừng ngây thơ và hời hợt đến mức không ra trách nhiệm của con người đan xen trong những gì đang xảy ra và không nhớ rằng lịch sử của nhân loại ngay từ đầu đã thấm nhuần hậu quả của tội lỗi. Nếu không, Chúa Giêsu đã không cần phải chết để đưa chúng ta trở lại với Chúa, chúng ta và tạo vật?
Ngày này hay ngày khác, đại dịch sẽ xảy ra. Với một cái giá khủng khiếp, và rồi nó sẽ qua. Tất cả chúng ta đều mong muốn nó qua cho nhanh và chúng ta thật sự mong muốn một cách mãnh liệt. Chúng ta muốn đi lại từ zero và lại lên đường. Thật công bằng: sự đoàn kết bắt buộc chúng ta phải hy vọng, các người yếu đuối sẽ tránh được các đau khổ mới. Hy vọng buộc chúng ta phải nhìn đàng trước và đức ái buộc chúng ta phải hành động. Nhưng chúng ta sẽ có được hoán cải, ít nhất là một chút hay chúng ta sẽ ngay lập tức bắt đầu đi lại con đường cũ trước đây?
Một giải thích cơ bản về Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’ sẽ trả lời câu hỏi lớn của nhân loại, chúng ta phải nhận ra chúng ta là thọ tạo, rằng thế giới không thuộc về chúng ta mà được tặng cho chúng ta, và chúng ta không thể nghĩ mình thống trị nó, khai thác nó như mình muốn, nếu không chúng ta sẽ hủy hoại nó, vừa cả chúng ta vừa cả nó. Chỉ dựa trên lòng khiêm nhường sâu đậm trước mặt Chúa mà lý trí và khoa học mới có thể xây dựng và không hủy hoại. Chúng ta muốn nhanh chóng bắt đầu lại. Chúng ta nghĩ rất nhiều chuyện sẽ thay đổi. Chúng ta nghĩ mình sẽ rút ra được nhiều bài học – ai biết được – về hệ thống y tế, trường học, về kỹ thuật số, về các kỹ năng của nó… Ngay cả khoa học y tế sẽ có những bước tiến khác… Và chúng ta chỉ đặc biệt nghĩ đến các câu trả lời chủ yếu về mặt kỹ thuật, để có hiệu quả hơn, để hợp lý hơn trong tổ chức.
Nhưng đại dịch cũng là lời kêu gọi hoán cải về mặt thiêng liêng sâu đậm hơn. Một lời kêu gọi không những cho tín hữu kitô mà cho tất cả mọi người, là tạo vật của Thiên Chúa dù họ không nhớ đến Chúa. Một đời sống tốt hơn trong căn nhà chung, bình an với các tạo vật, với người khác, với Chúa; một đời sống phong phú có ý nghĩa cần phải hoán cải.
Marta An Nguyễn dịch