Các nhà lãnh đạo dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 thường là phụ nữ, nhưng có tranh luận
Vì họ là phụ nữ hay vì họ có các kỹ năng cần thiết? Tạp chí Forbes vừa công bố một cuộc khảo sát cho thấy “sự thấu cảm” của họ trong cuộc khủng hoảng đã tạo thành công. Ngay cả khi điều này làm cho bạn ê răng.
Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes vừa đăng một bài báo hấp dẫn, sau khi đi tìm “các gương mẫu về việc lãnh đạo trong thời khủng hoảng”. Và dường như họ đã tìm thấy. “Từ Iceland đến Đài Loan, từ Đức đếnTân Tây Lan” thêm vào đó là các nước Phần Lan và Đan Mạch, tất cả đều là các quốc gia có phụ nữ lãnh đạo. Nhiều năm nghiên cứu đã rụt rè đề xuất cho đến nay, phong cách lãnh đạo của họ có thể khác biệt và có lợi hơn so với nam giới.
Chúng ta lấy ví dụ của bà Angela Merkel. “Thủ tướng Đức trầm tĩnh nói với dân chúng đây là loại vi-rút (…) sẽ lây nhiễm tới 70% dân số. “Thật nghiêm trọng, xin quý vị xem trọng chuyện này.” Bà đã làm, vì vậy họ cũng làm. Các thử nghiệm bắt đầu ngay từ đầu. Đức đã bước qua các giai đoạn phủ nhận, tức giận và thiếu trung thực như chúng ta thấy ở các nơi khác. Con số của Đức thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.
Một ví dụ khác: Bà Thái Anh Văn ở Đài Loan. Kể từ tháng 1, bà đã đưa ra thực hành 124 biện pháp chận lây lan mà không cần phải dùng đến biện pháp cách ly. Bà đang gởi 10 triệu khẩu trang đến Mỹ và châu Âu. Bà Thái Anh Văn đã làm điều mà hãng tin CNN gọi là “một trong các phản ứng tốt nhất trên thế giới”, kiểm soát được dịch bệnh, vẫn báo cáo “chỉ có sáu trường hợp tử vong”.
Và còn nữa. “Bà Jacinda Ardern, ở Tân Tây Lan là người đầu tiên nêu rõ mức độ cảnh báo tối đa mà đất nước phải tuân phục và giải thích vì sao. Bà áp đặt tự cách ly và với một tốc độ đáng kinh ngạc, khi mới chỉ có sáu trường hợp. Khi các quốc gia khác đang nói về việc dỡ bỏ cách ly, bà Jacinda Ardern khuyến khích người dân, xin người dân Tân Tây Lan về nước, cách ly ở những nơi được chỉ định trong 14 ngày.
Ở phía bên kia địa cầu, “nước Iceland dưới sự lãnh đạo của bà Thủ tướng Katrin Jakobsdottir, cung cấp xét nghiệm coronavirus miễn phí cho tất cả mọi người và sẽ trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình về tỷ lệ lây lan thực tế và tử vong của Covid-19.” Vẫn ở miền Bắc bán cầu, “bà Sanna Marin, 34 tuổi ở Phần Lan là nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới khi được bầu vào tháng 12 năm ngoái”, bà đã sử dụng “những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội, đưa họ thành tác nhân chính trong cuộc chiến” dựa trên sự việc “không phải người dân nào cũng đọc báo.”
Cuối cùng là ở Na Uy, Thủ tướng Erna Solberg “đã có sáng kiến dùng truyền hình để nói chuyện trực tiếp với trẻ em. Bà dựa trên cuộc họp báo ngắn ba phút” mà người đồng cấp Đan Mạch của bà, bà Mette Frederiksen đã tổ chức vài ngày trước đó. Không có người lớn nào được phép tham dự. Bà trả lời các câu hỏi của các em trên khắp đất nước, dành thì giờ để giải thích vì sao sợ là chuyện bình thường.”
Tóm lại, trang web Positivr.fr bình luận: “Tất cả các nhà lãnh đạo đứng đầu các quốc gia này đã cho thấy phẩm chất quý giá như tính sáng tạo, khả năng tiếp thu, sự điềm tĩnh và tinh thần trọng sự thật”. Những chuỗi khen ngợi này đôi khi cũng làm nhiều người ê răng. Tờ Libération cho rằng tạp chí Forbes “nhấn mạnh đến cách dùng công nghệ như một hỗ trợ thiết yếu trong cuộc chiến này và nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị của sự trung thực và ‘tình yêu’ (để hiểu sự thấu cảm)”. Các phẩm tính được gán nhãn “nữ tính” mà một số người cáo buộc như bản tin nữ quyền Les Glorieuses, cũng được tạp chí trực tuyến Terrafemina.com phân tích.
Nếu bài báo của tạp chí Forbes khởi đi từ “một ý định tốt và dựa trên các cân nhắc thống kê, thì tầm nhìn thiết yếu này không “đặt vấn đề về công việc của các nhà lãnh đạo này, nhưng họ không phải là nguyên thủ quốc gia tốt hơn vì họ là phụ nữ, cũng không phải vì họ thể hiện phẩm chất “ nữ tính” nhưng vì họ có kỹ năng cần thiết để điều hành đất nước”. Các yếu tố khác phải được xem xét, ví dụ như “Hàn Quốc được một người đàn ông lãnh đạo và đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh là một ví dụ đối lập với luận điểm này”.
Báo France Soir cho biết phải cẩn than với các con số thống kê, nếu không muốn xúc phạm đến “các nam lãnh đạo” của các quốc gia khác. Và rằng các quốc gia liên hệ “là các nền dân chủ có khuynh hướng tin lành và do đó họ có thể tôn trọng các quy tắc ứng xử và các quy tắc của chính phủ của họ”.
Tạp chí Phụ nữ Ngày nay trích dẫn báo The Guardian: “Tất nhiên là phụ nữ không tự động làm cho mình thành người quản lý đại dịch tốt hơn. Cũng không làm cho mình tự động thành nhà lãnh đạo tốt hơn, đưa ra các ý tưởng phân biệt giới tính là vô ích, vì đã là phụ nữ thì các bà dĩ nhiên có lòng trắc ẩn và có tinh thần hợp tác hơn. Tuy nhiên, điều đúng là phụ nữ nói chung cần trở nên người lãnh đạo tốt hơn.”
Chống kiểu “võ sĩ cường tráng”
Bà Christiane Taubira, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp tuần này nói trên France Inter, bà chân thành nghĩ “phụ nữ ở vị trí có uy quyền hay quyền lực có thể tiếp cận sự việc một cách khác” về coronavirus so với Tổng thống Emmanuel Macron. Thay vì lên gân kiểu “võ sĩ cường tráng“ như câu nói “Chúng ta đang ở trong thời chiến” được ông lặp lại sáu lần, thì “phụ nữ sẽ dễ dàng thấy cái gì làm cho xã hội đứng vững trước hết là một nhóm phụ nữ: họ chiếm đa số trong các nhóm chăm sóc, ngay cả khi chúng ta cũng thấy các ông chăm sóc cũng tận tụy như vậy…”
Phụ nữ đa số ở các quầy thu tiền các chợ, các nhóm làm vệ sinh nhà cửa, và họ người vẫn còn làm việc.
Thực chất, sự độc đáo và rõ ràng trong ý tưởng của họ đã chiếm ưu thế. “Sự đồng cảm và quan tâm mà tất cả các nữ lãnh đạo dường như được truyền đạt đến từ một vũ trụ khác so với thế giới chúng ta quen sống“ với các ông nắm quyền lực. “Như thể cánh tay của họ ra khỏi video để ôm bạn trong vòng ôm trìu mến và chân thành. Ai có thể tin rằng các nhà lãnh đạo có thể giống với hình ảnh nhân từ này.”
Và bài báo Forbes kết luận: “Và bây giờ chúng ta biết điều này.
Marta An Nguyễn dịch