Urbi et Orbi, cho thành phố Rôma và cho thế giới: Một “nghệ thuật tuyệt vời”
Tiếng vang của ông Mariano Tschuor, người của truyền hình, dấn thân trong lãnh vực truyền thông của Giáo hội công giáo.
Phép lành “Urbi et Orbi” ngày 27 tháng 3 – 2020 tác động mạnh trong chiều sâu thiêng liêng cũng như qua nét giản dị thanh đạm mang tính nghệ thuật cao của nó. Các hình ảnh Đức Phanxicô một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô đã được truyền đi khắp thế giới.
Theo truyền hình Đức, các hình ảnh của Đức Phanxicô chiều thứ sáu 27 tháng 3 đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho của cuộc khủng hoảng sức khỏe. Họ có nói quá không?
Mariano Tschuor: Hoàn toàn không. Tôi có thể xác nhận điều này 100 %. Đó là một nghệ thuật tuyệt vời… một sản phẩm hoàn hảo. Vatican đã vận dụng tất cả để tìm ra một hình thức phụng vụ chưa từng có trước đây. Một phụng vụ cho thấy đã được nghiên cứu kỹ. Là nghệ thuật kịch nghệ theo nghĩa đẹp nhất của từ này, một nghệ thuật soạn kịch với diễn tiến rõ ràng, có điểm nhấn cao và có nhịp điệu. Nghệ thuật phụng vụ này là một phần ADN của Vatican.
Dàn dựng này có thuyết phục?
Tôi rất xúc động. Nếu chúng ta xem linh thiêng như có tính cách phàm tục thì ở đây có một sự cộng hưởng của kịch tính. Giờ của buổi cầu nguyện này được chọn một cách hoàn hảo, vì chúng ta đi từ ngày qua đêm. Và giáo hoàng đi một mình trên Quảng trường Thánh Phêrô trống vắng.
Chúng ta thấy mặt tiền của Đền thờ thánh Phêrô. Những hình ảnh như vậy có tác dụng rất lớn: nó cho thấy sự cô đơn của con người giữa các kiến trúc La Mã. Đó là cả một sáng tạo rất lớn.
Ông Mariano Tschuor, chủ tịch Ủy ban truyền thông của Giáo hội công giáo Thụy Sĩ CES | © Maurice Page
Một dàn dựng dựa trên các trình tự mạnh mẽ.
“Lạy Chúa, Chúa có bỏ con không?”. Và tiếng kêu: “Chúa ở đâu?” Đức Phanxicô đã kêu lên giùm chúng ta. Vì, trên thực tế, chính chúng ta là người, trong sự thái quá của mình, trong các quá độ, trong sự thiếu đạo đức của chúng ta, chúng ta tận dụng tất cả.
Tôi nghĩ đến mối quan hệ của con người, đến sáng tạo, đến tính tham lam. Tiếng kêu này là tiếng kêu lên Chúa: “Chúa ở đâu? Xin Chúa đừng bỏ con!” Tôi chưa bao giờ nghe một Giáo hoàng nào nói mạnh với Chúa như vậy.
Một dàn dựng cần có hoạt động, có nhịp điệu.
Hoặc có can đảm áp đặt im lặng. Tôi rất ấn tượng với giây phút thờ phượng Thánh Thể và qua cách im lặng trong giây phút này. Im lặng, đơn thuần im lặng. Theo nghĩa biểu tượng, đó là một cái gì rất mạnh trong thế giới rất ồn ào này.
Có rất nhiều sức mạnh trong im lặng. Trong thinh lặng, lòng tin tưởng nơi Chúa có thể lớn lên và tình đoàn kết với nhân loại cũng lớn lên.
Không có dàn dựng khơi khơi. Ông để ý đến các điểm mạnh nào?
Vào thời Đức Bênêđictô XVI, dàn dựng theo phong cách thời ba-rốc. Không có phẩm phục nào nhiều đăng-ten là quá đối với ngài, cũng không có vàng bạc, mũ miện nào là quá cao đối với ngài. Còn với Đức Phanxicô thì ngài tập trung vào điểm thiết yếu: tôn kính Thánh Thể trong mặt nhật.
Các dàn dựng này cũng có các nhân vật phụ..
Ngày xưa chủ tế mặc phẩm phục tím và mặc thêm áo ren. Ở đây chúng ta thấy Đức Phanxicô đơn giản trong áo chùng linh mục. Qua hình ảnh, ngài biến mất.
Và không có các nhân vật phụ. Giáo hoàng đi một mình, không có phó tế, không có các em giúp lễ. Có một sức mạnh rất lớn trong sự đơn giản này.
Đâu là tác động của một dàn dựng như thế?
Nghe có vẻ lỗi thời khi nói điều này, nhưng nó tạo được sự an ủi trong giai đoạn đen tối này. Và nó đi trực tiếp đến ý nghĩa. Không có gì có ý nghĩa hơn là một nghi thức phụng vụ. Hình thức nghi lễ này cũng làm mềm lòng những người vô thần cứng rắn nhất (cười).
“Hình thức nghi lễ này cũng làm mềm lòng những người vô thần cứng rắn nhất”
Giáo hội chỉ đến được với người vô thần một cách đặc biệt… Người dân khát khao các lời nói tin tưởng. Và Giáo hội có một cái gì đó để nói khi Giáo hội không rơi vào thuật ngữ của lòng trắc ẩn rẻ tiền. Hoặc khi Giáo hội răn dạy. Giáo hội phải xem trọng người dân, chuyển đổi quan tâm của họ qua một giao tiếp hy vọng.
Bởi vì Giáo hội có rất nhiều điều để nói: Tin Mừng của Chúa Kitô được xây dựng trên sự an ủi và xem trọng những người yếu đuối, những người bị áp bức. Dựa trên nhiệm vụ này và đưa vào hành động là một cơ hội rất lớn cho Giáo hội.
Nhưng nếu Giáo hội không làm gương…
Chắc chắn, khi nào cũng có những người khai thác các tình huống như vậy mà không biết xấu hổ, họ trở nên những người cực đoan mà bình thường họ không như vậy. Còn có những người tạo hoang mang khi bóp méo thông tin. Nhưng hầu hết các thành viên Giáo hội đều cư xử rất tốt. Giáo hoàng Phanxicô là ví dụ điển hình.
Người của truyền hình và của kịch nghệ
Ông Mariano Tschuor, 61 tuổi, cựu giám đốc Trưởng thành-Truyền hình vùng nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ, bây giờ ông về hưu và chủ trì Ủy ban Truyền thông và Thông tin liên lạc với Hội đồng giám mục Thụy Sĩ. Ông cũng là nhà đạo diện kịch nghệ. Ông vẫn còn hoạt động mạnh trong lãnh vực truyền thông của Dòng Biển Đức ở Mariastein.
Marta An Nguyễn dịch