Giữ mối hiệp thông với nhau dù không thể quy tụ trong ngày của Chúa
Giữ mối hiệp thông với nhau dù không thể quy tụ trong ngày của Chúa
Một câu hỏi được đặt ra là: chúng ta đang sống những ngày vừa qua như thế nào ?
Ý nghĩa của Mùa Chay mời gọi chúng ta sống một thời gian hướng trọn về bên trong của mình để thanh luyện, mà nhờ đó chúng ta đón nhận cách tích cực nhất đời sống của Đức Kitô, khi mà thế giới đang phải đối diện với nỗi sợ hãi bởi CO-VY 19.
Dường như, chúng ta đang bị ngăn cản với những gì là trọng tâm của đời sống Kitô hữu, nghĩa là nguồn mạch và chóp đỉnh : đó chính là Thánh Thể. Chúng ta được mời gọi sống tinh thần “khoảng cách” với nhau, riêng tư khỏi cộng đoàn vốn có của mình. Cộng đoàn ấy mà ở chính nơi đó có sự hiện diện của Đức Kitô, khi quy tụ vào ngày Chúa nhật. Bởi cũng chính nơi đó và thời gian đó, chúng ta lắng nghe và lãnh nhận lời chúc : “bình an cho anh chị em” của Người; và cũng chính Người hiện diện khi cộng đoàn cùng nhau bẻ bánh.
Nhưng phải đối diện với sự thiếu vắng của việc tụ họp vào ngày của Chúa, và như thế là thiếu vắng cả việc bẻ bánh: cử hành thánh thể. Chính vì thế, tín hữu tất cả được mời gọi hãy tham dự Phụng vụ ngày của Chúa qua các phương tiện truyền thông và sống tinh thần thiêng liêng của mầu nhiệm ấy. Tất cả được mời gọi hiệp thông trong một hành động của lòng muốn : “hiệp thông thiêng liêng”. Hẳn nhiên, Giáo hội đã nhìn nhận ngay từ những thời kỳ ban đầu của mình về việc thực hành hành động hiệp thông thiêng liêng hay rước lễ thiêng liêng này. Và hành động ấy được coi như một phương cách xứng đáng cho việc tiến tới bàn tiệc thánh, nối kết với Đức Kitô trong những tình huống không thể đón nhận thánh thể mang tính bí tích như tình trạng của những người bệnh hay người già hoặc ở trong những tình huống bị ngăn cản cho việc rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô cách thực thụ. Vậy, hiện tình này đang đụng chạm như thế nào vào đời sống của chúng ta ?
1.- Sự tác động đầu tiên liên quan đến việc quy tụ công đoàn
Một trong những đặc tính của Giáo hội được thể hiện trong cộng đoàn quy tụ vào ngày của Chúa. Và trong hoàn cảnh của dịch bệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta ngày nay, đời sống cộng đoàn được hiểu theo ý nghĩa “quy tụ” bị tác động mạnh mẽ. Rõ ràng, chẳng có cộng đoàn quy tụ, chẳng có cử hành thánh thể, chẳng có bánh được bẻ ra và chia sẽ giữa những kẻ tin như chính chúng ta đang đối diện : và như thế, hiểu cách thông thường : không có hiệp thông hay hiệp lễ. Và như thế, đó là một kinh nghiệm không may cho chúng ta; hoặc có thể nhấn mạnh thì đó là một kinh nghiệm đau buồn cho chúng ta. Hơn nữa, sống kinh nghiệm đau thương này trong thời gian này ở mỗi Chúa nhật, phải làm cho chúng ta khám phá và tái khám phá ra yếu tố căn bản của sự kiện đó là : lòng khát mong hiệp thông của chúng ta phải luôn được hoạt động, không thể ngưng hay bị chia tách. Lòng khát khao hiệp thông ấy phải quy hướng về tấm bánh được thánh hiến và trở nên thân thể bí tích của Đức Kitô và về với cộng đoàn (một cộng đoàn rộng lớn và cộng đoàn hữu hình tại chỗ), vốn là một hình mẫu khác của thân thể Đức Kitô : là Giáo hội.
Cần hiểu rằng, trong nghi thức rước lễ, ngay trước đó, tất cả chúng ta được mời rọi cùng đọc lời kinh “Lạy Cha chúng con”. Và hẳn nhiên trong hoàn cảnh này, chúng ta đều có khả năng đọc lên qua truyền hình, bằng điện thoại và kế đến là trao ban bình an. Cũng trong chính lời kinh ấy mời gọi chúng ta bước vào hành động chia sẻ theo cùng một cách thức của sự trao ban và sự thông hiệp vào tất cả Thân Thể Đức Kitô.
Chúng ta cũng được nhắc nhớ rằng, các tín hữu đầu tiên đã quy tụ vào ngày Chúa nhật và biểu tỏ như thế về Giáo hội. Khi bị chia cách về việc quy tụ vào ngày của Chúa, chúng ta sống trong dấu chứng của sự đau khổ thực sự, sự đau khổ khi không thể cùng quy tụ với các anh chị em Kitô hữu khác hay với các anh chị em dự tòng để cử hành Mầu Nhiệm Vượt qua của Đức Kitô.
Vào năm 304, các chứng nhân tử đạo tại Abitène, một thành phố nhỏ ở Tunise ngày nay, đã hiểu cách trọn vẹn về ý nghĩa căn bản của giá trị của cái chết : “Sine dominico non possumus – chúng tôi không thể sống nếu không có sự quy tụ ngày Chúa nhật”. Hẳn nhiên, với chúng ta cũng thế, chúng ta cũng cần phải hiểu giá trị của lời nói và ý nghĩa của ngày Chúa nhật ấy [1].
2.- Vậy, làm thế nào để ngày không được quy tụ cử hành Thánh Thể vẫn có ý nghĩa ?
Để làm cho ngày Chúa nhật của chúng ta khi không có sự quy tự và thánh thể có ý nghĩa, chúng ta được mời gọi hãy làm cho chính mình được nối kết một cách khác bởi Đức Kitô, Đấng là Đầu của Thân Thể Người chính là Giáo hội. Chúng ta được mời gọi tái khám phá ra nơi những anh chị em của chúng ta khi họ ở cùng với chúng ta hay khi họ đến gặp gỡ chúng ta bằng những phương tiện mà Giáo hội trao cho chúng ta, để nhờ đó khẳng định rằng, qua họ, Đức Kitô được hiện diện : “Đức Kitô hiện diện trong lời của người, vì chính người nói với chúng ta khi chúng ta đọc trong Giáo hội các bản văn Kinh Thánh. Người ở đó hiện diện khi Giao hội cầu nguyện và hát Thánh vịnh…” (HCPV, số 7).
Cũng thế, nếu chúng ta bị cách ly, bị cô lập bởi những hoàn cảnh tương tự như ngày nay, nhưng chúng ta vẫn dành thời gian để hiệp thông với các anh chị em cúa chúng ta, những người cũng bị cách ly hay cô lập, thì ngay lúc đó Đức Kitô hiện diện và nối kết chúng ta trong Lời của Người. Chính Người ở đó khi chúng ta cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh . Sự sự hiện thực này cũng được so sánh như trong Thánh lễ, ở lúc mà chúng ta cùng cầu nguyện “vì vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu độ con người”.
Từ đó, chúng ta hiệp thông thiêng liêng với anh chị em của chúng ta, người này với người kia, vì Đức Kitô đã quy tụ chúng ta, chính Người quy tụ chúng ta thành Thân Thể của Người. Cũng từ đó, chúng ta có một đời sống thánh thể, nghĩa là hành động tạ ơn (eucharistia trong ngôn ngữ hy lạp) với hoặc không có bí tích thánh thể.
Cần thấy rằng, việc hiệp thông thánh thể hay rước lễ thánh thể chẳng bao giờ có thể chia tách với việc hiệp thông Giáo hội. Chính trong sự quy tụ, mà các Christi fideles sống cách tràn đầy sự hiệp thông với Đức Kitô, Đấng luôn luôn là sự tròn đầy của sự khát khao của một hữu thể được hiện thực trong chân lý, trong Vương Quốc. Vì điều này mà chúng ta không nên trước tiên hay chỉ là một ước muốn tương tác bởi một tình huống thực hành, nhưng từ một ước muốn không ngừng được làm mới lại mà Giáo hội từ hơn hai ngàn năm nay đã tự thốt lên : “Xin hãy đến, Lạy Chúa!”
3.- Vậy sống hiệp thống thế nào ? Tiếng chuông nhà thờ : dấu chỉ mời gọi hiệp thông.
Để đánh dấu cho thời gian quy tụ cầu nguyện, mặc cho những bức tường ngăn cách trong các khu nhà, tại sao chúng ta lại không thử cho hình thức : kéo chuông nhà thờ vào mỗi Chúa nhật trong thời gian Mùa Chay này vào cùng thời gian, như để nhắc nhớ về ngày của Chúa cho tất cả? Điều này có thể được thực hiện tại các giáo xứ miền quê của từng giáo phận. Hành vi này rất có thể trở thành một dấu chỉ hữu ích và phong phú để cho thấy rằng, các tín hữu sẽ không bị chia tách hay cô lập bởi dịch bệnh (bởi CO-VY 19). Qua dấu chỉ mời gọi, các tín hữu cùng quy tụ tại nơi của mình và cùng cất lên lời kinh cầu nguyện với cùng một trái tim liên kết với Đức Kitô. Cũng chính vì thế, mối thông hiệp sẽ được cảm nhận và chúng ta sẽ không bị chia cắt trong yếu tố thiêng liêng cho dù chúng ta đang bị chia cắt của một cuộc quy tụ hữu hình bởi thể xác.
Hình thức quy tụ cầu nguyện tại chỗ theo dấu chỉ của tiếng chuông nhà thờ sẽ còn là lời nhắc nhở về sự thánh hóa của ngày Chúa nhật, ngày của Chúa.
——————–
[1] Đã nhiều người cảm thấy thất thần khi nghe loan báo về sự tạm ngưng cử hành các thánh lễ. Có những người đã khóc về điều đó. Hoặc có một người khác đã thấy thật khó khăn đón nhận việc tạm ngưng cử hành thánh lễ khi không thể đón nhận bí tích Thánh Thể mỗi ngày trong thánh lễ.
Lm. Giuse Nguyễn Hiển, OP lược dịch theo liturgie.catholique.fr