“Tôi đã đợi điều này từ 50 năm nay”: Các nhà lãnh đạo bản địa phản ứng trước lời xin lỗi của Đức Phanxicô
“Tôi đã đợi điều này từ 50 năm nay”: Các nhà lãnh đạo bản địa phản ứng trước lời xin lỗi của Đức Phanxicô
Lời xin lỗi của Đức Phanxicô về vai trò của Giáo hội công giáo trong hệ thống trường nội trú của Canada và những lạm dụng ở đó là lời tố cáo đầy đủ về chính sách đồng hóa cưỡng bức kéo dài hàng thập kỷ nhằm mục đích tách trẻ em bản địa ra khỏi văn hóa của các em và vì thế đã làm cho nhiều thế hệ bị tổn thương.
Lời xin lỗi của Đức Phanxicô về vai trò của Giáo hội công giáo trong hệ thống trường nội trú của Canada và những lạm dụng ở đó là lời tố cáo đầy đủ về chính sách đồng hóa cưỡng bức kéo dài hàng thập kỷ nhằm mục đích tách trẻ em bản địa ra khỏi văn hóa của các em và vì thế đã làm cho nhiều thế hệ bị tổn thương.
Phát biểu tại địa điểm của một trường nội trú cũ ở phía nam Edmonton, Alberta, Đức Phanxicô xin lỗi vì đã có nhiều người ủng hộ “não trạng đô hộ của các cường quốc trên người dân bản địa.”
Ngài cũng bày tỏ nỗi buồn của ngài đứng trước việc bên lề hóa, chê bai và đàn áp người bản địa, ngôn ngữ, văn hóa bản địa; những trẻ em “bị lạm dụng về thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần” sau khi bị tách khỏi nhà khi còn nhỏ; kết quả là các mối quan hệ gia đình bị thay đổi “không xóa bỏ được”.
“Mỗi khi ngài nói lời xin lỗi, mọi người vỗ tay.”
Ngài nói: “Tôi muốn khẳng định lại điều này, với lòng xấu hổ và rõ ràng. Tôi khiêm tốn xin anh chị em tha thứ cho tội ác của rất nhiều tín hữu kitô chống lại các dân tộc bản địa.”
Sau đây là một số phản ứng về lời của giáo hoàng:
Ông Phil Fontaine trả lời phỏng vấn của hãng AP: “Đây là thành tựu của cộng đồng người bản địa khi họ thuyết phục được Đức Phanxicô cộng đồng Quốc gia Thứ nhất và khiêm tốn trước những người sống sót như ngài đã làm hôm nay. Và thật đặc biệt. Tôi biết nó có ý nghĩa rất lớn với nhiều người. Và mỗi khi ngài nói chữ xin lỗi, mọi người bắt đầu vỗ tay”, ông Phil Fontaine là người sống sót sau vụ lạm dụng ở trường nội trú và là cựu Chánh văn phòng Hội đồng các Quốc gia Thứ nhất.
“Tôi đã đợi lời xin lỗi này 50 năm nay, và cuối cùng hôm nay tôi đã được nghe.”
Tộc trưởng Desmond Bull của hiệp hội Louis Bull Tribe trả lời trong một cuộc họp báo: “Tất cả chúng ta cần thời gian để ngấm trọn vẹn sự nghiêm trọng của giây phút này… Nếu quý vị muốn giúp chúng tôi chữa lành, xin đừng bảo chúng tôi vượt qua nó… Chúng ta không thể vượt qua khi chấn thương giữa các thế hệ tác động đến mọi thanh thiếu niên và mọi thành viên, mọi gia đình có người sống sót trong trường nội trú. Thay vì vượt qua, tôi xin quý vị làm quen với nó, tìm hiểu lịch sử chúng ta, văn hóa chúng ta, con người chúng ta, chúng ta là ai.”
Tộc trưởng Tony Alexis của Alexis Nakota Sioux Nation cho biết “đó là xác nhận những chuyện này thực sự đã xảy ra” để lời xin lỗi được lắng nghe bởi những người không phải là người bản địa, nhưng sau đó giáo hoàng cần theo dõi bằng hành động và “không thể chỉ nói xin lỗi và rời đi.”
Bà Evelyn Korkmaz, một học sinh sống sót trong các trường nội trú nói trong một cuộc họp báo: “Tôi đã chờ lời xin lỗi này 50 năm nay, và cuối cùng hôm nay tôi đã được nghe.” Thật không may, nhiều thành viên trong gia đình và cộng đồng đã không còn sống để nghe vì họ đã tự tử hoặc bị nghiện. Nhưng “tôi hy vọng nghe một số kế hoạch được lên chương trình làm việc” về cách mà Giáo hội sẽ xem lại các tài liệu và thực hiện các bước cụ thể khác.
“Không có chữ nào để diễn tả tầm quan trọng của ngày hôm nay như thế nào với hành trình chữa lành cho rất nhiều người của các Quốc gia Thứ nhất.”
Tộc trưởng Vernon Saddleback của Nation Crie de Samson nói trong một cuộc phỏng vấn: “Có nhiều người sống sót và phát triển tốt trong cộng đồng của tôi, họ rất vui khi nghe tin giáo hoàng đến xin lỗi. Không có chữ nào để diễn tả được tầm quan trọng của ngày hôm nay như thế nào với hành trình chữa lành cho rất nhiều người của Quốc gia Thứ nhất. Giáo hoàng xin lỗi hôm nay, đó là ngày để mọi người trên thế giới ngồi lại và lắng nghe.”
Bà Sandi Harper ở Saskatoon, Saskatchewan trả lời với hãng tin AP: “Đó là điều cần thiết, không chỉ để mọi người nghe mà còn để Giáo hội có trách nhiệm”, bà cho biết vẫn còn một số người chưa sẵn sàng cho việc hòa giải: “Chúng ta cần để mọi người có thời gian hàn gắn và sẽ mất rất nhiều thì giờ.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch