Trái tim không ngủ yên
Nội dung
TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN
Lần nọ, đến gia đình người quen dùng cơm tối theo lời mời gửi đếm Cha bác và vỉ nhân. Sau cơm, gia đình bày karaoke ra hát cho vui.
"Để góp vui cho chương trình văn nghệ tối nay, chúng tôi xin gửi đến quý vị nhạc phẩm mang tên "hát rồi sẽ biết", xin mời giọng ca của nam ca sĩ Leo Núi".
Tính bỉ nhân hay đùa vui nên đôi khi làm MC bộc phát với cung giọng rè rè như diễn viên trong phim Hong Kong. Mà thật sự thì không biết Cha bác sẽ hát bài gì. Sau khi cầm micro, Cha Leo Núi bấm và hát ngon lành bài hát : "Trái Tim không ngủ yên".
Không ngờ rằng giọng "cha già" Leo Núi nghe hay thật :
Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu
Là thật ra anh đang dối mình
Còn anh nói đã trót yêu em rồi
Là hình như anh đang dối em
...
Rồi một ngày vắng em, bước chân buồn tênh
Rồi từng ngày nhớ em, trái tim không ngủ yên
Thôi xin em hãy hờn dỗi như ngày mới quen nhau
Thôi xin em hãy hờ hững như là đã xa nhau ...
Nếu anh nói anh muốn xa em
Là thật ra anh mong rất gần
Còn anh nói đã muốn quên em rồi
Là trong tim anh luôn nhớ em
Chắc có lẽ tác giả "Trái Tim không ngủ yên" đã yêu và đang yêu nên đã viết lên dòng nhạc trữ tình và đậm chất yêu. Tưởng nghĩ không chỉ tác giả "Trái tim không ngủ yên" mới bày tỏ tình yêu trong dòng nhạc của mình. Cạnh "Trái tim không ngủ yên" có lẽ còn và còn rất nhiều nhạc sĩ tài hoa đã phóng tác tâm tình của mình như "Hãy yêu như chưa yêu lần nào", "Yêu cho biết sao lâu dài".
Khi nghĩ đến tình yêu, bỉ nhân lại nghĩ và nhớ đến một nhạc sĩ tài hoa trên tất cả mọi nhạc sĩ, một nghệ sĩ tuyệt vời trên tất cả mọi nghệ sĩ đó chính là nhạc sĩ - nghệ sĩ vĩ đạo mang tên Giêsu. Giêsu đã viết lên bài ca tình yêu, đá hát lên lời tình yêu rúng động cả thế giới tù suốt hơn hai ngàn năm qua. Đến giờ này, Giêsu vẫn hát lời tình yêu, Giêsu vẫn hát lời lửa cháy.
Vì yêu, Giêsu đã đến trong trần gian này và nói khẽ vào tai của con người rằng : "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" để rồi Chúa Giêsu mời gọi hãy yêu như Thầy đã yêu. Điều mọi người và nhất là các môn đệ đã hơn một lần nghe đó là : "Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu" và "Cứ dấu này người ta nhận ra anh em là môn đệ của Thầy đó là anh em yêu thương nhau". Không phải giàu sang địa vị chức quyền mà người ta nhận ra anh em là môn đệ của Thầy. Người ta nhận ra ở chỗ anh em yêu.
Và nhớ là yêu nhau và yêu như Thầy đã yêu chứ không phải như yêu theo kiểu của thế gian, theo kiểu vụ lợi và trục lợi. Yêu theo kiểu của Thầy đó là dốc hết tình này, dốc hết tình đời chứ không hề toan tính. Và, đặc biệt hơn cả đó là tình yêu Giêsu là tình yêu mà yêu cả người thù ghét mình, hãm hại mình.
Để ý một tí, trong các bức tranh, tượng ảnh về Thánh Tâm Giêsu, đập vào mắt của ta đó chính là trái tim lộ ra ngoài, trái tim bừng cháy lửa yêu chứ không phải là trái tim héo khô hay trái tim để trong lồng ngực. Yêu như Thầy đã yêu là bày tỏ, là bộc lộ cho mọi người thấy và nhất là yêu bằng hành động chứ không dừng lại ở lời nói. Quả tim tim Giêsu khi bày tỏ ra bên ngoài như thay lời muốn nói tình yêu của Giêsu dành cho nhân loại, quả tim ấy bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long để từ đó tuôn tràn ra dòng máu cũng như nguồn nước mang lại sự sống cho con người.
Tháng 6, thánh Thánh Tâm Chúa Giêsu, mọi tín hữu, cách riêng linh mục được mời gọi nhìn lên Thánh Tâm Giêsu để chiêm ngắm, để tái khám phá rằng nơi Giêsu, con tim yêu thương đã yêu và yêu hết mình. Khi chiêm ngắm tình yêu mà Giêsu dành cho mình, mỗi tín hữu và cách riêng các linh mục thì mỗi người được mời gọi thay đổi cung cách sống, thay đổi cõi lòng, thay đổi con tim của mình.
Chỉ có những ai lòng chai dạ đá mới không cảm được tình yêu từ Trái Tim không ngủ yên của Giêsu. Chỉ những ai lòng chai dạ đá mới hận thù, mới ghen ghét anh chị em đồng loại của mình.
Những ước mong khi chiêm ngắm Trái Tim Yêu Thương của Chúa thì mỗi người chúng ta nhận ra rằng cạnh ta luôn luôn có một trái tim không ngủ yên, một trái tim thổn thức và cũng là trái tim yêu thương ta dù ta còn là tội nhân. Xin cho ta khi chiêm ngắm tình yêu từ trái tim ấy thì ta cũng biết mở lòng để yêu thương anh chị em đồng loại như trái tim Chúa đã yêu thương ta nhất là yêu thương những người sống cùng, sống chung và sống với chúng ta. Xin cho mỗi người chúng ta cũng có trái tim không ngủ yên để yêu như Chúa đã yêu.
TỘI KHỎE ?
Giờ cơm trưa, ngạc nhiên khi 44 tuổi mà có đến 7 đứa con. Linh mục hỏi anh :
- Anh biết anh có tội gì không ?
- Dạ con có tội khỏe ?
Hơ hơ ! Vậy khỏe cũng có tội sao ?
HỌC TIẾNG JRAI VÀ SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO!
Nhiều người bỏ công học tiếng Jrai nhưng thất bại, tại sao vậy?
Họ là những nhà nghiên cứu văn hóa, các viên chức Chính Phủ... giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp v..v... nhưng chỉ nói được vài ba câu tiếng Jrai! Thua xa mấy bà người Kinh bán rong trong làng.
Nếu bảo họ không sử dụng thường xuyên nên quên, cũng chỉ đúng một phần. Vấn đề là họ không có lòng yêu mến và không sống trong môi trường văn hóa Jrai. "Sinh ngữ" là một ngôn ngữ sống, không phải là chữ viết trên sách vở. Giao tiếp bằng tiếng nói chỉ là một công cụ hữu hiệu để dẫn đến sự gặp gỡ khác: Người gặp Người. Qua đó Con Người gặp Thiên Chúa!
Năm 1993, tôi bắt đầu học tiếng Jrai. Hỏi Cha Phán và Cha Tín có sách vở gì không? Các Ngài cười to, ngón tay chỉ vào trong làng: "Vào đó mà học!", Cha Tín còn nói thêm: "Không có gì tốt hơn Đại Học Nhân Dân!". Tôi lo lắm, ba-lô trên vai, chân bước đi nhưng tay vội vàng nhét cuốn Kinh Thánh người. Cẩn tắc vô áy náy!
Đầu tiên học với trẻ con! Mình nói sai chúng nó cười ngay, không cả nể như người lớn. Giọng trẻ con khiến người học phân biệt rất rõ các "tiền tố": tơ, rơ, hơ... mà người lớn thường nuốt đi. Đặc biệt là bán nguyên "wa - ua" như: rwă, jwa... các phụ âm môi răng như: "wa, wat... Sau đó là với các bà !
Các bà biết đủ thứ chuyện trên đời và khéo léo nhắc nhở khiến người học đỡ ngượng. Họ là bậc thầy về các loại cây cỏ chữa bệnh!
Đàn ông thì biết nhiều về rừng,chuyện kể (akhan), văn cúng (Phai Yang), các câu tục ngữ (pơtưh)...
Khi học phải biết quan sát và đặt câu hỏi mở, đừng bao giờ đem khái niệm trừu tượng để hỏi Jrai, bạn sẽ nhận được một câu trả lởi "Trời ơi đất hỡi". Ví dụ:
- "Nhà Nước là gì?" - "Sang ia"
- "Lấy nước là gì?" - "Mă ia"
Ban ngày "học ăn, học nói, học gói, học mở", tối tranh thủ trong bữa cơm chung hỏi các Cha. Những câu hỏi ngô nghê, giọng lơ lớ... lắm lúc làm cơm trong miệng các Ngài văng ra vì không nhịn được cười. Đêm về cặm cụi tập viết cho đúng chính tả theo cuốn "Tiếng Jrai huynh đệ" mà mãi sau một tháng ở trong làng các Ngài mới cho mượn.
Cha Tín thường bảo tôi: "Chỉ người ngoài mới hiểu được cái hay cái đẹp của văn hóa Jrai, người trong cuộc thường không nhận thức được vì họ nói và làm theo thói quen. Không phản biện: Tại sao?"
Tình cảm và sự hiểu biết của Jrai không nằm ở "khối óc" hay "con tim" như phương Tây, cũng không phải ở "cái bụng" như người Kinh:
- Hluh tơngia (Thúng lỗ tai): Hiểu, thông hiểu
- Mut tơngia (Vào lỗ tai): đồng ý, lọt lỗ tai
- Thâo tơngia (Biết lỗ tai): biết điều, sống có trước có sau...
Hôm nay viết vài dòng, xin tạm dừng ! Nếu ngày mai có giờ xin chia sẻ: "Cựu ước của các dân tộc".
Chi tiết
- Ngày: 03/06/2020
- Tác giả: Linh mục Anmai CSsR