Sự Kỳ Diệu Của Thánh Lễ Misa
Nội dung
Từ xưa tới nay chưa có một vị thánh nào có đủ tài hùng biện để nói lên nổi sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa.  Các đấng cũng chưa bao giờ có thể diễn tả được sự tuyệt vời của đề tài cao quí này.  Thánh Bonaven nói:  “Sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển.”

Khi xem lễ với một tâm hồn sốt sắng, chúng ta được hưởng chứa chan những ân huệ, những chúc lành, những đặc ân của Thiên Chúa.  Thánh Lễ Misa là một sự kỳ diệu khôn lường trong thế giới này, vì trên trái đất không có gì có thể so sánh được; và trên Thiên Đàng cũng không có gì lớn lao hơn, kỳ diệu hơn thánh lễ Misa.  Thật ngạc nhiên khi thấy bao người Công Giáo quá hững hờ, thờ ơ, coi thường một kho tàng chứa đầy mầu nhiệm cực kỳ huyền diệu.

Thánh Lễ là sự diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá ngày xưa.  Sự hy sinh cao quí trên đồi Canvê được thực hiện ngay bên nhà họ, nhưng họ quá lười biếng đến dự lễ.  Các linh mục, các bậc cha mẹ, các người phụ trách về giáo lý nên khuyến khích, thúc giục giáo dân, con cái, học sinh về sự cao quí của Thánh Lễ.   Trên đời này không một con người hiểu biết nào có thể lơ là nếu họ thật sự biết được sự kỳ diệu khôn lường vô cùng cao quí giá trị của nó.  Những tôn giáo khác, những người ngoại đạo có thể đặt câu hỏi tại sao những người Công Giáo như chúng ta không chịu tham dự Thánh Lễ hằng ngày nếu chúng ta tin thật Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ khi linh mục đọc lời truyền lời phép biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa vậ.,  Nếu tin tại sao chúng ta không đi dự lễ.

Thánh Augustine nói, có nhiều kẻ tà giáo, ngoại đạo đã châm biếm những người Công Giáo vào thời của ngài rằng:  “Nếu thật sự các người tin tưởng Thiên Chúa của các ngươi là Đấng tốt lành, là tình thương vô biên, cao cả hằng ngự trên bàn thờ, tại sao các ngươi khinh rẻ Đấng mà các người cho là Thiên Chúa thật?  Trong khi các người buộc tội chúng ta là những kẻ thờ lạy bụt thần, nhưng ít ra chúng ta tin họ là những đấng tốt lành và chúng ta tôn kính họ chứ không giống như các người vậy.”

Thánh Louis và Thánh Lễ

Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc, ông đam mê hoạt động hơn bất cứ một người đàn ông nào trong xứ sở của ông, vậy mà ông vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày.  Mấy người cận thần của ngài nói:  “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.”  Ngài trả lời:  “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó.  Nhưng các bạn tốt của ta ơi.  Các ngươi quên rằng ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những Thánh Lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó.”

Thánh Louis đã ám chỉ hàng ngàn người Công Giáo:  “Họ có thể dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng họ không làm.  Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ.  Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao, vì xem một Thánh Lễ giá trị cả ngàn ngày cho họ.  Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được qua Thánh Lễ”.

Thánh Simon de Monforts

Là một tướng lãnh, một vị anh hùng lừng danh.  Chỉ con số 800 quân lính, người và ngựa, khi ra trận ngài không hề nghĩ có thể bị lọt vào tay địch trong thành Muret.  Quân của địch với con số  40.000 người được dẫn đầu bởi hoàng đế Dragon và Raymond thành Toulouse.  Hai nhóm này là những thành phần tà giáo cố tình gây chiến tranh.  Trong khi Thánh Simon còn đang dự lễ thì hầu cận của Ngài vô báo địch đang tấn công thành.  Ngài không nao núng, bình tĩnh trả lời:  “Thánh Lễ xong ta sẽ tới.”  Sau Thánh Lễ, ngài vội vã đến với đám lính đã tập trung sẵn ở một địa điểm.  Ngài bảo họ phải có lòng trông cậy Chúa, rồi mở cổng thành xông vào đám địch quân làm tán loạn hàng ngũ địch.  Sau đó ngài đã giết chết hoàng đế Dragon và thắng trận một cách vẻ vang.

Barronius xác nhận rằng hoàng đế Lothare dự ba Thánh Lễ mỗi ngày, ngay cả lúc ông đi đánh trận với đội quân của ông.

Trong Đệ I Thế Chiến, Marshal Foch, một anh hùng nổi tiếng và cũng là chỉ huy trưởng của quân đội Pháp.  Ông xem lễ mỗi ngày, ngay cả những lúc cảnh tình nguy ngập.

Một sáng sớm hoàng đế Otho Đức quốc, triệu vời những sĩ quan và cố vấn lãnh tụ vô họp trong cung điện Worms.  Bohenia là một hoàng tử có chân trong thượng hội đồng.  Ngài có thói quen đi lễ mỗi ngày nên sáng đó tới trễ.  Sự chậm trễ này khiến cho Hoàng Đế Otho giận dữ; thay vì chờ Bohenia tước tới để nhóm họp, ông bắt phải khai mạc ngay; ông còn ra lệnh cho những người có mặt tại buổi họp bữa đó không cần phải tỏ sự lễ phép hay chào hỏi khi Bohenia tới.  Không bao lâu thì Bohenia bước vô; những người có mặt tại đó đã quá ngạc nhiên khi thấy vị Hoàng Đế là người đầu tiên đứng dậy một cách hấp tấp, và tỏ vẻ rất cung kính đối với Bohenia.  Sau buổi họp, Hoàng Đế Otho nhận thấy sự ngạc nhiên biểu lộ trên gương mặt những người có mặt tại đó vì thái độ thay độ thay đổi đột ngột của mình đối với Bohenia.  Ông giải thích:  “Các ngươi có biết tại sao ta thay đổi thái độ với Hoàng Tử không?  Ông ta bước vô với hai Thiên Thần, mỗi người một bên, bởi vậy ta làm sao dám tỏ vẻ giận dữ với ngài.

Thường thì có rất nhiều sự đặc biệt xảy ra cho những người say mê dự lễ mỗi ngày.  Sau đây là những chuyện xảy ra có liên quan tới Thánh Lễ.

Thiên thần và những bông hồng

Một nông phu nọ có thói quen đi lễ mỗi ngày.  Một sáng sớm, ông băng ngang những cánh đồng đầy tuyết phủ để tới nhà thờ, bỗng dưng ông nghe có tiếng chân người phía sau, ông quay lại thì thấy Thiên Thần bản mệnh đang cầm một cái giỏ đựng đầy những bồng hồng tuyệt đẹp, tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt.  Thiên Thần chỉ vào giỏ bông và nói:  “Đây là những bông hồng tượng trưng cho mỗi bước chân của con bước tới nhà thờ, và mỗi bong hồng là một phần thưởng đang chờ đợi con trên nước Thiên Đàng, nhưng đặc biệt và nhiều hơn nữa là những phần thưởng của những Thánh Lễ mà con đã dự từ bao nhiêu năm nay.”

Làm thế nào để công việc được phát đạt

Có hai người thương gia cùng ngụ trong một thành phố ở Pháp.  Cả hai cùng buôn bán một thứ.  Trong khi đó một người làm ăn rất phát đạt; còn người kia không sao ngóc đầu lên nổi, mặc dù ông ta dậy sớm thức khuya, làm ăn vất vả hơn người kia.  Muốn tìm hiểu, ông tìm tới bạn mong được nghe câu trả lời, hy vọng có thể học hỏi được cái bí mật của bạn.  Người giầu có trả lời:  “Bạn ơi, tôi không có gì bí mật cả, tôi làm việc cũng giống như bạn thôi, nếu có sự khác biệt trong phương cách làm ăn là điều này, tôi đi lễ mỗi ngày, còn bạn thì không.  Hãy nghe lời khuyên của tôi, năng đi lễ mỗi ngày tôi đoan chắc ThiênChúa sẽ chúc lành cho công việc của bạn.”

Người này về làm theo lời bạn, quả nhiên một thời gian sau, công việc đột nhiên khá giả trên sức tưởng tượng của ông.

Trong Thánh Lễ Con Thiên Chúa lại trở thành người.  Bởi vậy mỗi Thánh Lễ là một sự thần bí kỳ diệu phi thường, vì tất cả những công nghiệp vô cùng của Ngài lại được diễn lại như lần đầu Chúa Giêsu xuống trong cung lòng Trinh Nữ Maria

Thánh Augustine ca tụng:  “Thật tuyệt vời cho những linh mục vì họ được ôm ấp Chúa Kitô trong đôi tay mỗi lần họ dâng thánh lễ.  Và, trong thánh lễ, Máu Thánh Chúa tuôn ra để canh tân cho những linh hồn tội lỗi.”

Thánh John Damascure nói:  “Nếu ai mong mỏi được biết làm cách nào bánh thánh trở thành Thánh Thể của Chúa Kitô, tôi sẽ nói cho người đó biết là:  “Chúa Thánh Thần bao trùm lấy vị linh mục và tác động trên người như đã tác động trên Đức Mẹ Đồng trinh xưa kia khi Thiên Thần tới truyền tin cho Đức Mẹ.”

Thánh Bonaventure:  “Thiên Chúa khi ngự xuống trên bàn thờ không khác gì lần đầu Người xuống thai trong lòng Trinh Nữ Maria.”

Thánh Lễ được coi ngang hàng với những sự hy sinh của Chúa trên đồi Canvê.  Trong thánh lễ Chúa cũng chết giống như lần đầu khi Chúa chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.  Bởi vậy thánh lễ có giá trị vô biên như cái chết trên đồi Canvê của Chúa, và đổ xuống cho loài người những ơn ích vô biên của Thánh Lễ.  Thánh Lễ và đồi Canvê là một, có khác chăng là hình ảnh đồi Canvê.  Trong mỗi Thánh Lễ, Máu Thánh Chúa lại đổ ra cho chúng ta lần nữa.

Trên trái đất và ngay cả trên Thiên Đàng không có gì làm vinh danh Chúa hơn là dự Thánh Lễ, đồng thời chúng ta cũng lãnh nhận biết bao ơn sủng của Chúa.

Với Thánh Lễ chúng ta dâng lên Chúa sự chúc tụng lớn lao nhất, vinh danh nhất, Chúa mong muốn cho chúng ta dâng lên Chúa sự cám ơn hoàn hảo nhất, vì tất cả những ân huệ Chúa ban cho chúng ta cũng là cách cho chúng ta ăn năn sửa đổi những lỗi lầm của chúng ta.

Không có cách nào tốt hơn bằng cách dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở ại.  Nếu các bà mẹ muốn dâng lễ cầu cho những đứa con lầm lạc; hoặc các bà vợ cần cầu cho những ông chồng thì Thánh Lễ Misa sẽ là cách tốt nhất để cầu nguyện cho họ.

Không có sự cầu nguyện nào đắc lực hơn là dâng Thánh Lễ cầu cho các linh hồn nơi Lửa Luyện Tội, vì dưới đó có thể là cha mẹ, là anh em, thân bằng qyến thuộc của mình, chúng ta có thể giúp họ một cách dễ dàng giải thoát những đớn đau cho họ bằng cách dự Thánh Lễ để cầu cho họ.

Các thánh nói gì về thánh lễ

Để chứng minh những gì chúng tôi vừa bày tỏ trên đây.  Sau đây là những lời các thánh và các nhà tiến sĩ thánh thiện phát biểu:

- Thánh Laurence Justinian nói:  “Không có lời cầu nguyện hoặc một việc lành nào làm vui lòng Chúa hơn là Thánh Lễ Misa.” Và, “Không miệng lưỡi nào có thể diễn tả được bao đặc ân, bao chúc lành chúng ta nhận được từ Thánh Lễ.  Kẻ tội lỗi được ơn tha thứ.  Người sốt sắng được sốt sắng, thánh thiện hơn.  Những lỗi lầm được chữa lành bởi Thánh Lễ.”

- Thánh  Thomas dạy:  “Thánh Lễ là sự diễn lại việc trên đồi Canvê trên bàn thánh, bởi vậy mỗi Thánh Lễ đem tới cho người dự những ích lợi ngang với những sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê xưa kia”.

- Thánh John Chrysostor:  “Thánh Lễ có giá trị ngang với sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê.”

- Thánh Bonaventura:  “Thánh Lễ là tất cả tình yêu của Chúa được gói trọn trong đó, tất cả những ích lợi cho con người.  Thánh Lễ là sự ban bố cho thế giới sự lợi ích không ít qua sự tái sanh của Chúa Giêsu”.

- Thánh Harron Giám Mục thành Cologne:  Có một lần ngài nhìn thấy trái cầu đẹp dị thường và sáng chói chạy vòng quanh bình rượu lễ khi người Truyền Bánh Thánh, và rồi trái cầu đó đi vào bình rượu.  Người kinh sợ đến nỗi không dám tiếp tục dâng Thánh Lễ.  Nhưng Thiên Chúa cho người biết sự việc thường xảy ra như vậy trong mỗi Thánh Lễ mặc dù mắt người trần không thấy được.  Bánh thánh biểu hiệu dấu trường sinh vì là Máu Thịt Chúa Kitô,  Đấng cao cả vô biên làm tràn ngập Thiên Đàng với sự uy linh của Người.  Tại sao chúng ta không nhận thức được như vậy?

- Thánh Odo nói: “ Hạnh phúc của thế giới tới từ Thánh Lễ Misa.”

-   Thánh Timothy:  “Thế giới này có thể bị hủy diệt từ lâu bởi tội lỗi con người nếu không có Thánh Lễ.  Cuộc đời này không có gì có thể cho chúng ta nhiều ơn lành bằng Thánh Lễ.”

- Thánh Thánh Fornerrious diễn tả:  “Dự một Thánh Lễ, chúng ta sẽ làm Chúa rất vui lòng; sẽ lãnh nhận biết bao ơn ích, bao đặc sủng từ Thiên Chúa cho cuộc hành trình về quê thật đau khổ này.”

- Thánh Marchant ca ngợi:  “Nếu chúng ta dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tất cả những sự đền tội, những lời cầu nguyện, những việc lành của các thánh.  Nếu chúng ta dâng những dòng máu thác lũ, những chịu đựng đau đớn của các Tông Đồ, và cả triều thần thánh tử đạo cũng vẫn không bằng một Thánh Lễ, bởi Thánh Lễ thật sự là sự hiến tế, sự hy sinh trên đồi Canvê.  Trong thánh lễ Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha Hằng Sống tất cả những đớn đau, nhục nhã, khổ hình, những công nghiệp về cuộc tử nạn và cái chết đau thương khủng khiếp của Ngài năm xưa.”

Thánh Lễ cho chúng ta những ân huệ lớn lao nhất, những chúc lành, những đặc ân trong tinh thần lẫn vật chất, những ân sủng mà chúng ta không thể nào gặt hái được ở những cái khác.  Nhờ Thánh Lễ chúng ta có thể tránh được bao sự nguy hiểm từ ma quỉ, thế gian đang đe dọa chúng ta.

Thánh Anphongsô, môt vị thánh đáng kính ca ngợi Thánh Lễ:  “Lý do nào cho chúng ta tất cả những ân huệ?  Thánh Lễ là một giá trị vô giá, bởi vì,  tất cả những lời cầu nguyện, những việc lành của các Thiên Thần và các Thánh, dù  họ đầy những công trạng vinh hiển cho Chúa không tả hết được, dù việc lành của họ vô bờ bến, vẫn không thể sánh được với sự hy sinh vô bến bờ của Thánh Lễ.  Tất cả những tạo dựng trên Thiên Đàng, dưới trái đất, cũng như mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi non, biển cả; mọi kỳ công của tạo vật,; mọi người, mọi vật trên trái đất cùng các Thiên Thần, cũng không một người nào; hay bất cứ một sự gì có thể sánh được với Thiên Chúa, bởi vậy không có việc lành nào, sự thánh thiện nào bằng được một Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là Chính Thiên Chúa.  Chính con Thiên Chúa làm của lễ hiến tế đền thay cho tội lỗi nhân loại.”

Các thiên thần và Thánh Lễ

Thánh Gregory nói:  “Thiên Đàng mở cửa cho vô số Thiên Thần tới dự thánh lễ.”

- Thánh Augustine:  “Các Thiên Thần vây quanh giúp các linh mục dâng Thánh Lễ.”

- Thánh John Chrysostom:  “Khi Thánh Lễ dâng lên, thánh đường tràn ngập Thiên Thần.  Họ vây quanh phủ phục và tôn kính thờ lạy sự tế lễ trên bàn thờ.”

Thánh Lễ là cả một sự tuyệt vời vì tình thương Thiên Chúa và sự khoan hồng của Chúa vô giới hạn.  Thật không có cơ hội nào thuận tiện hơn để cầu xin những ơn mình muốn xin là lúc Thiên Chúa  xuống trên bàn thờ; vì những gì chúng ta kêu cầu van xin hầu như đều được chấp nhận; và nếu những gì chúng ta xin trong Thánh Lễ mà không được, chúng ta có hy vọng nhận lãnh những ơn khác hoặc thay cho sự đền tội.  Các Thiên Thần đều biết điều này nên các đấng đều tới để thờ lạy và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trong giờ phút linh thiêng đó.

Thánh Bridget tiết lộ điều này:  “Một ngày kia khi dự Thánh Lễ, tôi thấy vô số các Thiên Thần xuống trên bàn thờ, các đấng vây quanh bàn thờ, lặng ngắm các linh mục củ hành Thánh Lễ.  Họ hát những bài ca ngợi Thiên Chúa làm cho trái tim tôi đầy sự vui mừng sung sướng.  Thiên Đàng hầu như chiêm ngưỡng sự hy sinh vô cùng uy nghiêm tôn kính này.  Trái lại thế giới trần gian chúng ta thật nghèo nàn, đui mù và lạt lẽo, ơ thờ khi dự Thánh Lễ; tình yêu chúng ta cho Chúa quá nghèo nàn; không có sự tôn kính nồng nhiệt thiết tha, không có lòng sốt mến, say mê đối với Thiên Chúa cao cả quyền uy so với lòng thành kính sốt mến vô biên của triều Thần Thánh trên Thiên Đàng.  Nếu Thiên Chúa mở mắt chúng ta sẽ thấy được bao sự kỳ diệu mà chúng ta không thấy.”

Chân Phước Henry Suno, một người thánh thiện của Dòng Đa Minh khi cử hành Thánh Lễ, các Thiên Thần xuống tụ tập xung quasnh bàn thờ, một số Thiên Thần đã tới gần ngài tỏ sự yêu thương, hoan hỷ.

Những sự kiện này thường xảy ra trong mỗi Thánh Lễ, mặc dù chúng ta không thấy được.  Những người Công Giáo có bao giờ nghĩ tới những sự kỳ diệu khôn lường này không?  Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta quì giữa hàng ngàn vạn Thiên Thần.

Sự vui mừng của các thánh khi dâng thánh lễ

Thánh Dominicô có thói quen chầu Mình Thánh mỗi tối.  Mỗi buổi sáng ngài dâng Thánh Lễ rất sốt sắng với một Thiên Thần cối cao.  Nhiều khi tình yêu dâng tràn ngập khiến ngài lơ lửng trên không và mặt ngài chiếu lòa với một thứ ánh sáng lạ thường.

Thánh John de Cross dâng Thánh Lễ với một tình yêu thành kính vô biên.  Có một lần lúc Truyền Bánh Thánh, mặt ngài tỏa ra một thứ ánh sáng làm cho những người tụ tập xung quanh bàn thờ phải sửng sốt vì thứ ánh sáng lạ thường đó.  Sau Thánh Lễ cha bề trên hỏi ngài chuyện gì đã xảy ra, ngài trả lời:  “Trong lúc Truyền Bánh Thánh, Chúa đã hiện ra uy linh sáng chói làm cho con sợ hãi không dám tiếp tục thánh lễ.”

Thánh John Alverne:  Trong ngày Lễ Đức Bà Mông Triệu, tâm hồn ngài tràn dầy sự cảm động và sợ hãi.  Ngài không tài nào tuyên xưng nổi những lời truyền phép.  Ngài nói rồi ngưng, không sao nói trọn câu.  Cha bề trên thấy có sự lạ bèn tiếp giúp ngài.  Sở dĩ ngài không nói trọn câu vì trong lúc truyền bánh thánh, ngài thấy bánh thánh biến thành Chúa Giêsu Hài Đồng.  Ngài quá vui mừng trước sự lạ đó nên không thể tiếp tục nhưng nhờ có hai linh mục giúp đỡ nên đã hoàn tất được Thánh Lễ.  Sau dó ngài xuất thần trong tình mến yêu Chúa nồng nàn.

Một giám mục lừng danh của dòng Đa Minh, Thomas of Cantibbre, ngài có một tâm hồn rất sốt mến khi dâng Thánh Lễ.  Ngài kể lại một phép lạ mà chính ngài được chứng kiến với những người khác.

Nghe tin tại nhà thờ thánh Amand O Dorray, Thiên Chúa đã hiện ra trong bánh thánh.  Ngài vội tới đó và yêu cầu cha xứ mở cửa nhà tạm.  Sau đó bao người đã đổ về để được mục kích phép lạ Thánh Thể.  Vị giám mục nói cho chnúg tôi hay về sự kiện ngài đã thấy:  “Cha đã thấy Chúa mặt giáp mặt.  Mắt Người trong sáng biểu lộ một tình yêu tha thiết.  Tóc xõa ngang vai với hàm râu dài.  Trán cao và rộng.  Đôi má Người xanh xao, và đầu hơi nghiêng về một bên.  Vừa thấy Người tim cha tràn lên niềm vui lẫn yêu thương.  Sau phút giây, gương mặt Chúa tỏ nét buồn phiền, đau đớn giống như giờ phút tử nạn của Chúa.  Đầu Người mang đầy gai nhọn, và mặt nhuộm đầy máu đỏ.  Nhìn sự thay đổi trên gương mặt của Đấng Cứu Rỗi, trái tim cha như bị đâm thâu bởi những cay đắng buồn phiền, nước mắt cha chảy ròng, và cha cảm thấy như những gai nhọn kia đâm vào đầu cha vậy.”

Thánh John dòng Augustine rất đam mê dâng Thánh Lễ.  Ngài có thói quen dậy sớm đđể làm lễ.  Tâm hồn đầy sự sốt mến.  Sự vui mừng nhất là trong giờ dâng bánh rượu.  Những người giúp lễ đã phàn nàn với cha bề trên rằng, vị linh mục tốt lành này thường hay kéo dài giờ dâng lễ thành thử họ bị trễ nải trong công việc thường ngày.  Nghe vậy cha bề trên buộc ngài phải rút ngắn thời gian làm lễ giống như các linh mục khác vậy.  Vị linh mục khả ái, đáng kính này vâng theo chỉ thị nhưng rồi ngài cũng dành thời giờ dâng lễ vào những buổi chiều vì muốn dành thời giờ sốt sắng cho thánh lễ.  Bị bó buộc cung khai lý do tại sao phải làm như vậy thì ngài tiết lột với cha bề trên:  Ngài đã thấy Chúa trên bàn thánh, và những điều vô cùng sợ hãi và đầy cảm động làm ngài muốn xỉu.  Thấy sự kiện xảy ra như vậy khiến cha bề trên từ đó dâng thánh lễ với tâm hồn sốt mến hơn cho hết đời của ngài.

Thánh Raymond of Penafort bề trên dòng Đa Minh luôn dâng lễ với một tâm hồn đầy sốt mến.  Một lần khi truyền bánh thánh, một trái cầu lửa xuất hiện bao bọc hết đầu và vai của ngài, giống như một vùng hào quang vậy.

Chân phước Francis ở Possadas cũng thuộc dòng Đa Minh dâng Thánh Lễ cũng không kém phần sốt sắng.  Mặt ngài sáng ngời một thứ ánh sáng rạng rỡ, và trở nên tuyệt đẹp giống như ngài lãnh nhận một đời mới vậy.  Một sáng khi dâng lễ, một ngọn lửa sáng rực từ trong miệng của ngài bay ra khi đọc Phúc Âm.  Hai trường hợp khác trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cũng một thứ ánh sáng rực rỡ từ thân thể của ngài chiếu tỏa trên bàn thờ.  Khi ngài truyền bánh thánh, Thiên Chúa nói với ngài bằng một tình yêu tha thiết:  “Hỡi con, chính Ta đây.”  Sau khi lãnh nhận Mình Thánh, Francis được nhấc lên và đứng lơ lửng trên không.

Thánh Ignatius luôn luôn dâng Thánh Lễ trong sự hoan hỷ thành kính.  Một ngày kia khi người giúp lễ thấy một ngọn lửa sáng ngời tỏa vòng tròn trên đầu ngài, thày giúp lễ phải tới để dập tắt nó nhưng thày khám phá ra đó là một thứ ánh sáng tự nhiên được bao trên đầu vị thánh này.

Chân phước Francis đau đớn bao năm vì đôi chân bệnh hoạn, bởi vậy mỗi cử động đều làm ngài vô cùng đau đớn khổ sở.  Nhưng ngài sốt sáng dâng lễ từ bao năm nay với đầy lòng tin tưởng sốt mến, ngài ráng lết từ cái ghế trường kỷ mỗi sáng để dâng Thánh Lễ ngập tràn sự mầu nhiệm mà không bị một trở ngại nào.

Chân phước John, một cha dòng Đa Minh ở Ravenna, trong lúc dâng thánh lễ thường được thấy quang cảnh rực rỡ của thiên đàng.

Cuộc đời các thánh đầy những sự lạ lùng.  Mỗi một Thánh Lễ chúng ta dự, không cần biết mỗi linh mục khiêm nhường cỡ nào, những sự nhiệm mầu đều giống nhau.  Như thánh Bonaventure nói:  “Tất cả đều giống nhau trong sự uy nghi, kỳ diệu khôn lường của Đấng Hằng Sống.  Đấng sinh xuống trên bàn thờ và thật sự dâng mình trên đồi Canvê và ngày nay cũng dâng mình cho những ai tới tham dự thánh lễ.”

Các linh mục là những người có phước nhất.

Không những các thánh mà tất cả những linh mục có tâm hồn thành kính sốt mến đều thật sự hài lòng và vui mừng khi họ cử hành Thánh Lễ.  Họ đều biết rằng, họ là những người được kề cận Chúa, thân mật với Chúa, được ôm Chúa trong tay cũng như đối diện với Chúa, nói chuyện với Chúa, và như vậy Chúa có thể nhìn thẳng vào trái tim họ với một tình yêu không bờ bến.  Họ là những người cho Chúa sự vui mừng và vinh quang nhất mà Người hằng mong muốn.  Họ tôn vinh Chúa hơn cả những Thiên Thần và các Thánh trên Thiên Đàng.  Họ mang đến cho xứ sở của họ bao chúc lành.  Họ đươc các Thiên Thần vây quanh ngắm nhìn từng cử động của họ.  Cuối cùng họ được giúp đỡ ủi an và làm vui những linh hồn dưới lửa luyện tội.  Có thể nào một linh mục tận hiến khi biết được những điều này mà họ không vui mừng cho được.

Đức Giáo hoàng Leo XIII đối với Thánh Lễ

Một linh mục đáng kính thuật lại rằng:  “Có một lần tôi được dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng Leo XIII cử hành.  Thật không có một cuốn sách nào, một bài giảng nào nói về thánh lễ tôi được nghe lại diễn tả được ý nghĩa sâu sắc của nó cho bằng Thánh Lễ mà Đức Thánh Cha đáng kính đó đã dâng.

“Gần 50 năm, kể từ cái ngày hạnh phúc ấy tôi không sao quên được.  Và mỗi lần làm lễ tôi đã cố gắng bắt chước như ngài lúc dâng Thánh Lễ với tất cả tấm lòng sốt sắng, thành kính của tôi.  Lúc dó ngài được 85 tuổi.  Với tôi, ngài đã quá suy nhược, đi lom khom vô nhà nguyện.  Nhưng khi làm lễ thì hầu như ngài đầy sức sống mới và tràn đầy nghị lực.  Ngài bắt đầu với sự sốt sắng, tất cả mọi động tác, từng lời nói đều rõ ràng và chậm rãi.  Tôi có cảm tưởng như ngài đang đứng trước mặt Thiên Chúa vậy.  Trong lúc ngài làm phépTruyền Bánh Thánh, gương mặt sáng ngời với một thứ ánh ss1ng thật đẹp, đôi mắt rạng ngời, tất cả như biểu lộ ngài đang trò chuyện với Đấng Tối Cao.  Ngài cầm bánh thánh trong tay vô cùng kính cẩn, tuyến xưng với tất cả sự thánh thiện, bày tỏ một sự vô cùng kính cẩn trong những động tác của ngài.  Rồi ngài quì gập đầu gối xuống không khác chi đang đứng trước tòa Thiên Chúa cao sang trên Thiên Đàng.  Ngài nâng bánh  lên cao và chăm chú nhìn với sự say sưa rồi đặt trả lại trên dĩa.  Ngài biểu lộ những động tác ấy giống như vậy khi dâng rượu.  Khi tới phần rước lễ, sự kính cẩn sốt mến của ngài được thể hiện rõ ràng trong giây phút đó.  Tới lúc hát bài:  “Lạy Con Chiên Thiên Chúa..”, làm như chính ngài nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa.  Tôi không biết diễn tả cách nào để nói lên tình yêu của ngài đối với Mình và Máu Thánh Chúa.  Mặc dù Thánh Lể không lâu, những nghi thức thật đơn giản nhưng là cả một ấn tượng sâu sắc đối với tôi.   Như tôi nói chưa bao giờ có sự thể nào xảy ra giống vậy trong 50 năm dài của tôi.”

MỘT KẺ CHỐNG ĐẠO TRỞ LẠI LẠI QUA THÁNH LỄ

Một nhóm du lịch người Anh, là những người chống đối đạo tới dự lễ tại nhà thờ chánh tòa ở Florence.  Vị chủ tế dâng Thánh Lễ với một tâm hồn sốt sắng. Ngài không biết có một nhóm lạ mặt đang quan sát những động tác của ngài.  Vài người trong nhóm vì để thỏa mãn tánh tò mò đã rời chiếc ghế tới gần cung thánh để quan sát vị chủ tế dâng Thánh Lễ.  Đằng khác, có một người vẫn đứng đằng sau chăm chú từng cử động của ngài cho tới hết phần Truyền Bánh Thánh.  Ông đã chứng kiến một cách thâm thúy từng cử động, và rồi ông đã cảm động qua  đức tin và niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của vị chủ tế lúc ngài dâng lễ.  Khi về Anh quốc, ông ta năn nỉ xin vô đạo và ông đã là một người Công Giáo rất đạo đức.  Chúng tôi không ngần ngại nói rằng, khi những kẻ ngoại đạo hoặc những người không có đức tin được dự Thánh Lễ bởi một linh mục có tâm hồn sốt mến thì họ sẽ có những ấn tượng sâu sắc về Thánh Lễ giống như người đàn ông trên vậy.

NHỮNG THÁNH LỄ VỘI VÃ HOẶC THIẾU SỰ TÔN KÍNH.

Thánh Anphongsô nói những kẻ tham dự Thánh Lễ thiếu sự tôn kính hoặc vội vã thường gây kết quả trái ngược.

Linh mục Mateo Crawley là một vị truyền giáo nổi tiếng trên khắp thế giới.  Hồi đó không ai nổi tiếng hơn, nhã nhặn hơn, khiêm nhường hơn.  Ngay cả những khi nói chuyện về những kẻ tội lỗi nhất mà ngài không được gặp, ngài vẫn tỏ sự nhân từ và lòng thương xót đối với họ.

Ngài kể lại một câu chuyện rất buồn.  Chúng tôi được nghe chính miệng ngài  thế này:  “Cha tôi là một kẻ chống đạo, một người tốt, thật thà, thẳng thắn.  Mẹ tôi là một người Công Giáo, nuôi nấng dạy dỗ con cái trong đức tin của một Kitô  Hữu.  Điều mong ước lớn lao nhất của mẹ tôi là mong sao cha tôi trở lại đạo.  Người hành động trong sự dè dặt khôn khéo.  Người đặt niềm hy vọng trong lời cầu nguyện và sống gương mẫu hơn là thuyết phục.  Người không hề than phiền hay làm phiền tới cha tôi.  Cha tôi biết được những ý tứ đó.  Cuối cùng ước nguyện của mẹ tôi hầu như gần tới đích, vì cha tôi hứa sẽ đi lễ với chúng tôi.  Và người đi thật, nhưng rủi thay hôm đó linh mục cử hành Thánh Lễ một cách hấp tấp thiếu sự dốt sắng thành thử cha tôi trở về nhà với niềm thất vọng, người tuyên bố sẽ không bao giờ muốn trở thành người Công Giáo.  Chúng tô cũng vậy, thật thất vọng vì ông không muốn nghe gì về đức tin nữa.  Năm tháng qua đi, chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện.  Một buổi tối có một linh mục truyền giáo gọi cho chúng tôi.  Cha tôi trong thái độ bình thường tiếp khách và mời ngài ở lại.  Qua câu chuyện với sự dè dặt khôn ngoan, nhà truyền giáo đã cảm hóa được cha tôi.  Một lần nữa, cha tôi bằng lòng đi lễ do ngài cử hành Thánh Lễ.  Vị thừa sai dòng Tử Nạn này rất đơn giản nhưng sốt sắng.  Và tạ ơn Chúa, người cha tốt của tôi sau một thời gian ngắn đã đi học lớp giáo lý và trở lại đạo.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THÁNH LỄ

Thánh Thomas, một nhà thần học đã viết về những sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa.  Người nói:  “Thánh Lễ giúp kẻ có tội trọng được ơn ăn năn hối cải.  Tội nhẹ được tha thứ.  Qua thánh lễ sẽ tăng thêm những ơn ích và những ơn cần thiết cho chúng ta.”

THÁNH PHAOLỒ ẨN TU.

Một lần đứng trước ở trước của nhà thờ.  Ngài quá sợ hãi khi nhìn thấy một linh hồn tội lỗi trong trạng thái vô cùng hư hỏng.  Hơn thế nữa, ngài thấy một con quỉ đang đứng bên cạnh hắn.  Hắn có vẻ như bị khống chế bởi tên quỉ dữ.  Nhưng sau Thánh Lễ, người này hoàn toàn khác hẳn.  Ngài liền gọi hắn ra một nơi và hỏi một cách kín đáo nếu hắn thật sự thống hối ăn năn.  Hắn thú thật, hắn đã phạm biết bao tội lỗi, nhưng trong giờ Thánh Lễ hắn đọc được một câu nói trong một cuốn sách, “Nếu tội lỗi con đỏ như máu, Ta sẽ làm cho nó trắng như tuyết.” và “ Tôi rất đau buồn cho tội lỗi mình, tôi xin Chúa thứ tha cho tôi, và ước ao được xưng tội lập tức.”  Thánh Phaolồ đã thấy được sự thống hối ăn năn của người này qua công nghiệp vô cùng của Thánh Lễ.  Hắn đã được tha thứ hết mọi tội lỗi.

THIÊN CHÚA NÓI VỚI THÁNH MECHTILDE

“Trong Thánh Lễ Ta đến với sự khiêm nhường.  Một kẻ tội lỗi dù hư hỏng tới đâu nhưng nó khao khát sự tha thứ, Ta sẽ đến với sự ngọt ngào và thương xót,  Ta sẽ thứ tha kẻ thù xấu xa nhất của Ta, nếu nó xin Ta…Ta sẽ đến với sự khoan hồng, như vậy không có kẻ nghèo hèn nào tới với Ta mà Ta không làm tràn đầy tình thương cho nó.  Ta tới với bánh bởi trời để tăng sức lực cho kẻ yếu kém, với ánh sáng để làm cho kẻ đui mù, với tràn đầy ơn thánh để đẩy những đau khổ, khắc phục những trở ngại, và làm tan biến đi những sợ hãi.”

Thật là những lời an ủi vô cùng do chính Lời Thiên Chúa phán ra.  Nếu chúng ta không được biết gì về thánh lễ, chỉ những lời nói này cũng đủ cho chúng ta tin tưởng về những sự huyền bí của Thánh Thể.

THÁNH GREGORY OF NAZIANZEN.

Trong đời sống của vị thánh này.  Chúng tôi được biết thân sinh ra ngài bị rơi trong tình trạng đau ốm kịch liệt đến nỗi mỗi cử động nhỏ cũng không làm nổi.  Nhịp đập của ngài rất yếu, và không thể ăn uống gì được.  Sau cùng người đã mê man.  Gia đình rất thất vọng, chỉ còn trông cậy vào tình yêu Thiên Chúa.  Họ tới nhà thờ nơi mà Thánh Lễ được cầu nguyện cho người bệnh.  Trên đường về nhà tất cả những nguy hiểm đã qua, sau đó người bệnh đã hoàn toàn bình phục.

THÁNH CURÉ  of ARC.

Ngài bị rơi trong tình trạng hiểm nghèo mặc dù với sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng, không có hy vọng nào cho cuộc đời vị thánh này.  Người xin một Thánh Lễ tại nhà thờ thánh Philomena.  Sau Thánh Lễ ngài hoàn toàn bình phục.

TẠI THÀNH PHỐ LISBON.  Một người đàn bà bệnh nặng sắp chết.  Bác sĩ bó tay.  Bà đau đớn vì một chứng ung thư và trong tình trạng không thể giải phẫu.  cha giải tội khuyên nên xin một Thánh Lễ cầu cho bà, bà sẽ được lành. Người bệnh chấp nhận lời đề nghị.  Thánh Lễ dâng lên cầu qua sự cầu bầu của thánh Đa Minh, và trong sự nhân từ của Chúa bà đã được lành bệnh một cách mau chóng, bạn bè của bà đều vui mừng và đã làm cho giới y học nhiên không ít.

Đã bao lần chúng ta thấy cha mẹ, anh chị em trong cơn bệnh thập tử nhất sinh.  Chúng ta mời gọi những danh y nổi tiếng, thuốc thang tốn kém biết bao nhưng những đau đớn không thuyên giảm để cứu những người thân của chúng ta khỏi tay tử thần, hay chữa lành một cách mau chóng.  Chúng ta quên lãng một phương thuốc linh diệu nhất là Thánh Thể.  Ở đời có biết bao nhiêu những xui xẻo, những tai nạn có thể tránh được nếu con người có lòng tin tưởng vào sự mầu nhiệm của Thánh Lễ?   Nếu những người Công Giáo đều hiểu được kết quả nhiệm mầu của Thánh Lễ thì tất cả các thánh đường không đủ chỗ để chứa con số tuôn đến tham dự.  Các bà mẹ nên tham dự Thánh Lễ và dâng những Thánh Lễ đó cho gia đình của mình, phương cách hay hơn nữa nếu họ biết dạy con họ ngay từ lúc ấu thơ biết đi lễ mỗi ngày.

THÁNH LỄ GIÚP CHÚNG TA CÓ MỘT CÁI CHẾT LÀNH

Triều thiên của chúng ta trong cuộc sống này là ơn chết lành.  Chúng ta được gì khi chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, hưởng tất cả những tiện nghi của một kẻ giầu sang, những danh vọng của thế giới, nhưng nếu chúng ta chấm dứt cuộc sống bằng cái chết cực dữ?  Một cái chết dữ sẽ đớn đau đời đời thì ích lợi chi?.

CHÚNG TA CHỈ CHẾT MỘT LẦN MÀ THÔI.

Nếu chết dữ, chúng ta sẽ không có cách sửa chữa lại lỗi lầm.  Một cái chết dữ sẽ bị chìm ngập trong biển lửa địa ngục đời đời kiếp kiếp.  Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải dùng mọi cách để được chết lành.  Và phương thức hữu hiệu nhất, dễ dàng nhất trong sự cứu rỗi là dự Thánh Lễ thường xuyên.

THIÊN CHÚA BẢO ĐẢM VỚI THÁNH MECHTILDE

Người sẽ an ủi tất cả những ai tham dự Thánh Lễ, và Người sẽ gửi các thánh xuống giúp họ trong giờ chết, vì khi còn sống họ đã thường xuyên dự Thánh Lễ.

PENELLAS thuật lại câu chuyện của một người sùng đạo rất tin tưởng vào Thánh Lễ nên lúc còn sống ông cố gắng dự được chừng nào hay chừng nấy.  Ông lâm bệnh nặng và chết trong sự bình an.  Cha xứ buồn rầu vì mất một phần tử gương mẫu trong đàn chiên của ngài nên dâng Thánh Lễ, và những lời cầu nguyện cho linh hồn hồn ông.  Sau đó cha xứ đã rất ngạc nhiên khi thấy ông hiện về trong vui mừng sáng láng,  cám ơn cha về lòng bác ái của cha.  Ông nói ông không cần lời cầu nguyện nữa vì trước kia ông thường dự Thánh Lễ nên bây giờ ông được về thẳng thiên đàng.

MC NAUTIER, GIÁM MỤC CỦA BRESLAU

Mặc dù rất bận rộn trong công việc, trách nhiệm của ngài rất nặng nề song ngài vẫn cố gắng tham dự Thánh Lễ hoặc dâng Thánh Lễ càng nhiều càng tốt ở nhà thờ chánh tòa.  Trong giờ chết linh hồn ngài được các Thiên Thần tháp tùng đưa về Thiên Đàng.   Họ ca hát những bài nhạc thánh ca ngợi khen Thiên Chúa.

Tất cả những người công giáo nên noi theo gương những vị thánh này, cầu xin Thiên Chúa mỗi lần dự Thánh Lễ cho được ơn chết lành và thoát khỏi Lửa Luyện Tội.

ĐỪNG NÊN ĐỂ MẤT THÁNH LỄ.

Những ngày Chúa Nhật và những ngày lễ trọng bắt buộc phải đi lễ, nếu không có những lý do chánh đáng sẽ mắc tội trọng vì đó là điều luật Chúa dạy.  Không phải chỉ phạm tội mà thôi mà còn mất bao nhiêu ơn ích.  Thiên Chúa sẽ trừng phạt nặng nề nếu thường xuyên tái phạm.  Sau đây là câu chuyện xảy ra gần Rôma đáng cho chúng ta lưu ý.

“Có 3 người thương mại đi buôn bán ở Cisterno.   Sau khi đã hoàn thành công việc, hai người sửa soạn ra về trong sáng Chúa Nhật.  Người thứ ba nhắc nhở về vấn đề đi lễ.  Hai người kia đã cười lời nói của người này và trả lời sẽ đi lễ vào một ngày nào đó.  Nói xong, họ bỏ đi.  Người thứ ba đi lễ xong rồi về.  Trên đường đi anh được biết hai người bạn của mình đã bị giết chết trên đường, nạn nhân của tai nạn.

Thánh Antonimus ở Florence kể một câu chuyện về cái chết như một sự trừng phạt vì bỏ lễ.  Có hai người trẻ đi săn.  Một người thì đi lễ, còn người kia thì không.  Một cơn bão tới và sét đã đánh chết người không đi lễ, còn  người kia thì vô sự.

Nhiệm vụ của người Công Giáo là phải dự lễ ngày Chúa Nhật, chỉ một ngày dâng cho Chúa.  Đây là chuyện phải làm không thể lãng quên.

LÀM CÁCH NÀO MỘT ĐỨA BÉ NGHÈO KHỔ TRỞ THÀNH GIÁM MỤC RỒI HỒNG Y VÀ NÊN THÁNH?

Peter Damian mất cả cha lẫn mẹ từ lúc mới sanh.  Một trong mấy người anh lãnh đem về nhà nuôi; nhưng đối xử với anh vô cùng thậm tệ, bắt anh phải làm việc rất cực khổ, ăn uống thì không ra gì, quần áo thì không đủ mặc.  Một ngày kia Peter lượm được một đồng tiền.  Nó tiêu biểu cho vận may của Peter.  Một người bạn nói với Peter:  “Anh có thể dùng nó, vì đâu biết ai là chủ nó mà trả lại.”  Sự khó khăn của Peter là anh không có gì cả nên cần rất nhiều thứ.   Nhưng Peter muốn dùng đồng bạc đó để làm một việc có ý nghĩa hơn: anh muốn xin một Thánh Lễ cầu cho các linh hồn trong lửa luyện tội, nhất là linh hồn cha mẹ yêu dấu của anh.  Trong cái hy sinh cao quí nhất, Peter đã lấy đồng tiền đó để xin lễ mà quên đi bản thân mình.  Kể từ đó, vận mạng của Peter thay đổi một cách thấy rõ, do sự trả ơn rất lớn lao của các linh hồn vì sự hy sinh của anh.  Người anh lớn nhất của Peter gọi tới căn nhà Peter đang ở và rất kinh hãi khi thấy người em bé nhỏ của mình phải sống trong cảnh tàn tệ.  Ông liền đem Peter về nhà nuôi nấng cho ăn học và lo lắng yêu thương như con mình.  Ơn đổ tràn ơn.  Tài nghệ con người Peter trở thành tiếng tăm, anh dấn thân trên con đường tận hiến.  Anh trở thành linh mục.  Không bao lâu được thăng tiến lên Giám mục rồi Hồng Y.  Phép lạ chứng minh sự thánh thiện của ngài.  Bởi vậy sau khi chết ngài được phong thánh và thành tiến sĩ Hội Thánh.  Biết bao ơn đổ xuống cho ngài kể từ sau một Thánh Lễ cầu cho các linh hồn.

KINH DỌN MÌNH RƯỚC LỄ

Lạy Mẹ yêu dấu!  Trái Tim rất khiêm nhường và trinh sạch Mẹ xưa đã tin cậy mến yêu Chúa cách vững chắc và nồng nàn thiết tha nên Chúa Ngôi Hai từ thiên cung đã xuống lòng Mẹ, đã thánh hoá Mẹ, đã làm cho Mẹ nên Mẹ Thiên Chúa, nên Mẹ loài người, và nên Mẹ riêng rất yêu dấu của con.

Lạy Mẹ rất mến yêu, chỉ mấy phút nữa đây Chúa sẽ ngự vào lòng con.  Con cảm thấy mình rất khốn nạn, tội lỗi, và chẳng có nhân đức nào tô điểm cho linh hồn nên xinh đẹp trước mặt Thiên Chúa.  Vậy con khẩn khoản kính mời Mẹ đến sửa dọn lòng con.  Xin Mẹ hãy làm cho con nên khiêm nhường thẳm sâu và nên trong sạch vẹn tuyền như Mẹ.  Xin Mẹ hãy ban cho con đức tin cậy sắt đá và đức mến Chúa nồng nàn thiết tha như Trái Tim Mẹ.  Xin Trái Tim Mẹ hãy làm ngai báu linh hồn con để Chúa ngự xuống.

Lạy Chúa, xin mau chóng ngự đến với con, để nên sức mạnh, nên nguồn sống, nên tình yêu cho con.  Lạy Mẹ Thánh Chúa.  Lạy các thánh quan thày, con đang mong đợi Chúa.  Xin Chúa hãy mau mau ngự đến, vì con đang khao khát ngóng đợi Chúa.  Lạy Chúa, xin hãy đến, con yêu mến Chúa, con trông đợi Chúa.  Amen

Thuận Hà dịch - tác giả Lm O’Sullivan

Chi tiết