Nạn quấy rối trên các ứng dụng điện tử
Nội dung
Nạn quấy rối trên các ứng dụng điện tử
Quấy rối trực tuyến: Hướng dẫn an toàn trên internet và máy tính
Bất kỳ ai dành thời gian trực tuyến đều có thể gặp phải những kẻ sử dụng công nghệ để quấy rối người khác. Hoạt động này được gọi là cyberbullying (quấy rối trực tuyến) và thường là vi phạm pháp luật. Ước tính có hơn 40% trẻ em đã trải qua ít nhất một hình thức quấy rối trực tuyến, và khoảng 25% trẻ em đã bị quấy rối trực tuyến nhiều lần. Các em cần nhận biết về quấy rối trực tuyến để có thể nhận ra khi gặp phải. Nhận thức về quấy rối trực tuyến cũng giúp đảm bảo rằng trẻ em không vô tình tham gia vào hành vi gây tổn thương này với những trẻ em khác.
Quấy rối trực tuyến là gì?
Quấy rối trực tuyến là hành vi nhắm mục tiêu, đe dọa, quấy rối hoặc làm xấu hình ảnh người khác bằng cách sử dụng công nghệ. Sự không tôn trọng hoặc lờ đi là hai hình thức phổ biến của quấy rối trực tuyến. Quấy rối trực tuyến có thể xảy ra trên máy tính, máy tính bảng, các nền tảng chơi game và điện thoại thông minh. Trong nhiều trường hợp, quấy rối trực tuyến còn là hành vi phạm pháp và thường gây đau khổ về cảm xúc và tâm lý cho nạn nhân. Các cô gái có khả năng tham gia vào hành vi quấy rối trực tuyến chống lại người khác hoặc trở thành nạn nhân của quấy rối trực tuyến gần gấp đôi. Một số trường hợp quấy rối trực tuyến có thể dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như tin nhắn hay bình luận xấu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, một số hình thức khác của quấy rối trực tuyến không dễ nhận biết, như sử dụng hình ảnh để làm xấu ai đó hoặc đăng tin nhắn cá nhân cho người khác đọc.
Dấu hiệu của quấy rối trực tuyến
Trẻ em, những nạn nhân của quấy rối trực tuyến thường giữ bí mật, vì chúng cảm thấy xấu hổ hoặc sợ rằng cha mẹ sẽ lấy đi những thiết bị điện tử của chúng. Vì thế, chúng không kể cho những người lớn đáng tin cậy như giáo viên hay cha mẹ. Dấu hiệu của quấy rối trực tuyến bao gồm:
– Cảm xúc khó chịu trong hoặc sau khi sử dụng Internet.
– Hành vi kín đáo để giữ cho cuộc sống số của chúng được bảo mật.
– Dành nhiều thời gian ở một mình trong phòng ngủ.
– Tránh tham gia các sinh hoạt với gia đình và bạn bè.
– Bỏ học và các hoạt động nhóm.
– Thể hiện sự khó chịu ở nhà và thành tích học kém.
– Thay đổi tâm trạng, hành vi, khẩu vị và giấc ngủ.
– Đột ngột từ chối sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính.
– Lo lắng khi nhận được tin nhắn, email hoặc các loại tin nhắn khác.
– Tránh thảo luận về hoạt động trực tuyến.
Ảnh hưởng của quấy rối trực tuyến
Với sự phổ biến đáng kể của các thiết bị di động trong trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên. Thật rất khó để thoát khỏi những tác động của quấy rối trực tuyến đối với các trẻ em. Một số thanh thiếu niên có thể cảm thấy như họ không thể thoát khỏi thiết bị điện tử của mình, và họ cảm nhận những ảnh hưởng của quấy rối trực tuyến một cách mạnh mẽ. Trên thực tế, quấy rối trực tuyến có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với trẻ em so với bạo lực thông thường vì Internet luôn có sẵn, trong khi trường học chỉ diễn ra trong một số giờ cố định. Quấy rối trực tuyến nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu, và thậm chí trong một số trường hợp trẻ em muốn tự sát. Những trẻ em tham gia quấy rối trực tuyến các trẻ khác có thể bị phạt như bị đình chỉ hoặc bị đuổi học và bị loại khỏi các đội thể thao. Một số kẻ gây rối trực tuyến còn có thể bị truy tố trách nhiệm pháp lý.
Những phương cách cha mẹ có thể giúp đỡ con cái
Nếu con của quý vị bị quấy rối trực tuyến, cha mẹ có thể can thiệp để giúp đỡ. Tránh hành động vội vàng trong tình huống này, vì điều đó có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Hãy thu thập những quan điểm khác nhau để đánh giá tình huống từ nhiều góc độ. Đưa ra sự an ủi và hỗ trợ cho trẻ bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm của mình khi bị bắt nạt. Cần cho trẻ em biết rằng việc bị bắt nạt không bao giờ là lỗi của nạn nhân. Khi trẻ can đảm tố cáo về quấy rối trực tuyến, hãy khuyến khích và ủng hộ. Khích lệ nạn nhân không đáp lại kẻ quấy rối trực tuyến, vì điều này thường làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ghi chép chi tiết về các trường hợp quấy rối trực tuyến và chụp ảnh màn hình để làm chứng. Thông báo cho các nhân viên học đường về việc bị quấy rối trực tuyến. Nhiều trường học có các quy định và kỷ luật cụ thể đối với hành vi này. Hãy xem xét việc tìm một nhà tâm lý giúp trẻ vượt qua những cảm xúc còn sót lại liên quan đến quấy rối trực tuyến. Để ngăn ngừa con bạn khỏi tiếp tục bị quấy rối trực tuyến sau này, hãy chặn kẻ gây rối trên tất cả các thiết bị, hạn chế các em truy cập công nghệ, theo dõi việc sử dụng mạng xã hội một cách cẩn thận và cố gắng tham gia vào hoạt động trực tuyến với con em mình. Nguồn: nominus.com
Tác giả: Anna Karely Perez
Sr. Maria Nguyễn Xuân Bích Thu, OP. chuyển ngữ
Chi tiết
- Ngày: 30/07/2023
- Tác giả: Lm. Anmai