Mất 2 năm để học nói, mất 60 năm để học cách im lặng
Nội dung

 

Ernest Hemingway từng nói: “Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng phải mất 60 năm để học cách im lặng”.

Nhiều khi hết lời để nói rồi thì cũng mất hết hứng thú và ý nghĩa. Người khôn ngoan biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Và đặc biệt là đừng bao giờ nói dối.

Người xưa có câu “Người thông minh không làm chuyện mờ ám, người thật thà không nói lời dối trá”.

Người thông minh sẽ không nói dối: Bởi vì họ biết rằng nếu nói dối sẽ phải dùng thêm những lời nói dối khác để bù đắp. Như thế, sẽ chỉ càng khiến họ ngày càng lún sâu vào cái bẫy của sự dối trá.

Đừng nói phóng đại: Người nói phóng đại, thường có tâm hư vinh, thích thể hiện, khoe khoang bản thân và sống không thực tế, trong bụng toàn rơm rạ mà học đòi buông lời vàng ngọc; kết quả là chỉ biết làm mình xấu mặt trước người khác.

Người xưa có câu “Người thông minh không làm chuyện mờ ám, người thật thà không nói lời dối trá”.

Khi người thông minh thực sự quyết tâm làm một việc gì đó, người đó sẽ không bao giờ khua chiêng múa trống, khua môi múa mép cho người khác biết, họ sẽ chỉ âm thầm nỗ lực, âm thầm làm việc. Bởi vì họ hiểu rằng thay vì nói luyên thuyên thì dành thời gian đó vào việc nỗ lực.

Đừng nói những lời vô tâm: Nhiều khi biết nhưng không nói chính là thể hiện của một nhân cách; biết giữ sự ôn hòa và lặng lẽ giả vờ ngốc đúng lúc đúng nơi lại là cách tu dưỡng tốt nhất.

Người thông minh có thái độ nhường nhịn trong cách sống lẫn cách đối nhân xử thế. Họ sẵn sàng “giả ngốc” đúng lúc, để thỏa mãn lòng tự tôn và tính ham hư vinh; vì bảo vệ những mối quan hệ sau này.

Lời ít ý nhiều, quý hơn vàng ngọc. Lời nói của bạn nên giống như những vì sao trong đêm tối, mà không phải như tiếng pháo trong đêm giao thừa – Vì đâu có ai quý báu tiếng pháo kéo dài suốt cả đêm?

 

- Sưu tầm -

Chi tiết