LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG LẠI CÁM DỖ CỦA MẠNG XÃ HỘI?
Nội dung

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG LẠI CÁM DỖ CỦA MẠNG XÃ HỘI?

Facebook, Instagram, Twitter hoặc Vinted lợi dụng điểm yếu của chúng ta để dụ chúng ta vào trang web của chúng, chúng kiểm soát chúng ta như thế nào? Làm thế nào chúng lướt trên những khuynh hướng xấu của chúng ta để làm chúng ta rơi vào bảy mối tội đầu? Chứng từ và phân tích.

Miré @ La Vie

Kiêu ngạo hoặc phơi bày bản thân quá mức

François Saltiel, nhà sản xuất và người dẫn chương trình Điều tốt nhất của các thế giới (Meilleur des mondes, Văn hóa Pháp), tác giả quyển Người bán trà đã thay đổi thế giới bằng hashtag và Xã hội không tiếp xúc (Vendeur de thé qui changea le monde avec un hashtag et la Société du sans-contacnxb. Flammarion)

“Cơ chế của mạng xã hội không phải là cuộc cách mạng, nó là sự khuếch đại của các hiện tượng hiện có. Hãy xem thói bắt nạt trên mạng, nó chỉ là nhấn mạnh về thời gian và không gian của tình trạng bắt nạt ở trường học luôn diễn ra. Nhưng nó làm cho hữu hình 24/24 giờ một ngày, ở mọi nơi. Ngay cả nơi trú ẩn cuối cùng cũng không còn, tên đao phủ truy lùng nạn nhân đến tận giường.

Miré @ La Vie

Đây là cách nó thực hiện trên Instagram, X-Twitter và công ty: ngày và đêm, chúng ta đối diện với cuộc sống của người khác, chia sẻ cuộc sống của mình với họ. Nhưng câu chuyện của chúng ta được chế tạo ra, nó có cái nhìn được cải thiện về bản thân chúng ta, với các công cụ thích ứng nó giúp tô điểm, giống như các bộ lọc, buộc chúng ta phải tìm hiệu suất mãi mãi. Mạng xã hội hoạt động dựa trên các giá trị số liệu: chúng định lượng bạn bè, bình luận, lượt xem… tạo ra những thách thức, kỳ vọng dẫn đến hình thức tự hào: tôi đáng giá bao nhiêu? Đăng một hình ảnh là nói: “Thích tôi”, “Định giá tôi”; hoặc ít nhất: “Hãy cho tôi thấy tôi tồn tại”. Không có gì tệ cho bằng việc đăng nội dung mà không ai tương tác. Khi nói đến tính kiêu ngạo, dù nhận phản ứng tiêu cực thì cũng sẽ ít tổn thương hơn là bị dửng dưng, dẫn đến cảm giác vô hình.

Để thoát ra tình trạng này, bạn phải luôn đặt câu hỏi về chủ ý của mình: chuyện này dùng để làm gì? Tôi mong đợi điều gì? Nếu tôi đăng bức hình chụp hồ bơi ở nhà nghỉ mát của tôi, tôi phải tự hỏi vì sao tôi đăng, tôi muốn thể hiện điều gì? Rằng tôi đang có một kỳ nghỉ vui vẻ? Vậy thì đã sao? Nếu đi xa hơn, tôi sẽ nhận ra sự vô lý của tình huống này: tôi không chỉ lãng phí thời gian chụp hình (bức đầu tiên không bao giờ là bức phù hợp), mà tôi còn lãng phí thì giờ hơn để soi kỹ xem có bao nhiêu người thích nó, và tôi sẽ bị thất vọng nếu kết quả không như tôi mong chờ (cuối cùng là tôi quên tận hưởng hồ bơi…). Vì thế tốt nhất là nên dừng lại. Tôi không còn dùng mạng cho mục đích nghề nghiệp nữa. Vì nó vẫn là một công cụ giao tiếp tốt và nó là chủ đề để học hỏi tuyệt vời!” Phỏng vấn Julie Quaillet

Hà tiện hay mua sắm không dừng

Cô Camille, 32 tuổi, công nhân tạm thời: “Tối ngày 16 tháng 3 năm 2020, sau khi có thông báo cách ly, cảm giác lo lắng ập đến trong tôi, tôi lo khủng khiếp. Một mình trong căn phòng nhỏ của tôi ở ngoại ô Paris, tôi để cả đêm ngồi trước Facebook, “lượn” trên trang cập nhật của tôi. Một số quảng cáo thương mại nhằm quảng cáo thu hút tôi. Tôi không bao giờ nhượng bộ trước những mời mọc của họ (ngân sách của tôi eo hẹp, tôi không có một xu để mất…). Đến sáng sớm, kiệt sức, cuối cùng tôi đầu hàng cám dỗ. Tôi khó thú nhận chuyện này, nhưng khi tôi mua món đồ mà tôi thật sự không cần (chiếc áo len dày khi trời đã vào xuân!), tôi cảm thấy dễ chịu hơn, được an ủi hơn. Tôi không hề nghĩ mình đã vào bẫy.

Miré @ La Vie

Trong những tuần tiếp theo, tôi cài đặt một số ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh như Vinted, Wish và Shein. Chúng có đặc điểm gì chung? Ưu đãi được cá nhân hóa, danh mục sản phẩm gần như vô tận, giá cả cạnh tranh, giao hàng cực nhanh, trả lại miễn phí… Và tất cả những điều này, chỉ cần một cú nhấp chuột! Tôi nhanh chóng lao vào cuộc chơi để đi tìm một món hời, để đuổi theo những đợt giảm giá. Là một niềm vui khó tả khi thấy chiếc áo khoác gần như mới với 30 âu kim, trong khi tại các cửa hàng, giá chiếc áo này gấp bốn!

Trong vài tháng qua, nhìn tủ áo tràn ngập những quần áo mà tôi hầu như không mặc, tôi đã tự nhủ mình quá điên rồ. Tôi xấu hổ, tôi cảm thấy có lỗi. Thậm chí tôi còn tức giận vì cơn sốt mua sắm của tôi, tôi biết, tôi tạo hậu quả tai hại cho môi trường, cho những công nhân bị các tập đoàn đa quốc gia thời trang bóc lột. Trước Covid, tôi nghĩ mình hơi keo kiệt vì tôi đếm từng xu. Bây giờ tôi hiểu lòng tham còn bao gồm cả việc luôn muốn có thêm của cải vật chất…” Phỏng vấn Alexia Vidot.

Ghen tuông hay rình rập

Antoine, 44 tuổi, thiết kế đồ họa: “Tôi luôn là người khá tò mò, tôi là người yêu thích truyện dài từng tập và tiểu thuyết trinh thám; và, khi người khác không quan tâm đến những chuyện không quan trọng, tôi, tôi để ý đến một đồ vật để không đúng chỗ trong phòng khách của tôi, kiểu tóc mới của một người bạn… Tôi không thể ngăn mình đưa ra kết luận hiển nhiên: ai đó đã lấy khăn tắm, trưa nay chưa có ai ăn ở nhà… Những chuyện này vừa thiết thực vừa mệt mỏi, cho tôi và cho người khác, họ có cảm giác tôi theo dõi họ. Phải đặt tên cho hội chứng này, hội chứng này không đặc biệt để cần phải giúp đỡ.

Miré @ La Vie

Mùa hè năm 2021, sau vài năm cố gắng hàn gắn mọi chuyện với người vợ xa cách không thành công, tôi bắt đầu nghi vợ tôi có đời sống hai mặt. Rồi nghi ngờ trở thành hiển nhiên, nhưng cô nhốt mình trong dối trá. Tôi bắt đầu thủ tục ly hôn trái với mong muốn của cô. Để bào chữa cho tôi, chính luật sư của tôi khuyên tôi tìm bằng chứng cho sự không chung thủy của cô. Không cần phải mất nhiều thì giờ để  thúc đẩy tôi, nhưng nó chính là ngòi nổ. Dù sao và với nhận thức muộn màng, hôm nay tôi phân tích nó như lời biện minh mà tôi cần cho hành động không trung thành này dưới mắt tôi: Tôi có xu hướng rình mò một cách đáng tiếc, nhưng ở đây tôi phải làm điều đó để ra khỏi tình huống này một cách tốt đẹp…

Tôi chưa bao giờ kiểm tra túi hay xem điện thoại, nhưng tôi bắt đầu dùng các công cụ kỹ thuật số, đặc biệt là Instagram. Mạng xã hội này rất thiết thực cho việc “theo dõi” cuộc sống của ai đó trên Internet. Nhưng nó lại tạo cho bạn ấn tượng bạn đang mắc kẹt không đúng chỗ, lương tâm cắn rứt của bạn hầu như không bị nhột khi xem những hình ảnh công khai được đặt lặng lẽ trên chiếc sofa của bạn. Có một thời gian, tôi xem tài khoản của người đàn ông kia vài lần một giờ, để xem họ ăn trưa ở nhà hàng nào, uống rượu gì… Thật điên rồ. Chúng ta cảm thấy vừa thông minh hơn người khác, vừa vô cùng tệ hại khi bước vào cuộc sống của họ, phát hiện ra những điều không đẹp đẽ.

Có lúc, tôi cấm mình xâm phạm vào đời tư của họ, rồi sự thôi thúc nổi lên: dù sao thì cô cũng phủ nhận mối quan hệ ngoài hôn nhân này, và khi đó chúng tôi vẫn là vợ chồng, tôi có quyền được biết! Hôm nay tôi tìm cách mổ xẻ cơ chế đưa tôi đi vào, và thoát khỏi sự ghen tuông không lành mạnh mà tôi đã duy trì một cách vô thức bằng cách bỏ thì giờ để theo dõi trên mạng xã hội và tôi tránh xa tài khoản của họ. Đây là điều kiện cho bình an nội tâm của tôi.” Phỏng vấn Alexia Vidot

Giận dữ hay kỹ thuật hỗn loạn

Làm thế nào mà Trump, Bolsonaro hay Salvini lên nắm quyền bất chấp những tranh cãi họ gây ra, những tin tức sai lệch họ lan truyền, những lời xúc phạm của họ đối với đối thủ? Theo tác giả Giuliano da Empoli, trong Những kỹ sư của hổn độn (Ingénieurs du chaos, nxb. JC Lattès, 2023, tái bản), cuộc bầu cử của họ là sự kết hợp của ba yếu tố:  tức giận, mạng xã hội và “những kỹ sư của hỗn loạn”.

Trước tiên là giận dữ. Nó không phải là mới, nó dựa trên những lo âu rất thực tế. Nhưng như triết gia Peter Sloterdijk đưa ra giả thuyết (được tác giả Giuliano da Empoli trích dẫn), nó không còn được Giáo hội cũng như các đảng cánh tả đảm nhận vai trò “ngân hàng giận dữ” này vận động, khơi dậy sự phẫn uất vừa đủ để biến đổi xã hội, để biến những kẻ thua cuộc thành nhà hoạt động vì một mục đích nào đó. Ngày nay, khi rơi tự do, họ không còn kiềm chế được cơn giận dữ tích tụ và bùng nổ lẻ tẻ nữa.

Miré @ La Vie

Sau đó là mạng xã hội, vừa là nguồn vừa là lối thoát của cơn thịnh nộ này. Nguồn, vì bản thân công cụ này và tốc độ của nó ban đầu làm chúng ta mất kiên nhẫn. Liều dopamine được gởi lên não với mỗi lượt thích và mỗi điều mới lạ sau đó làm chúng ta nghiện. Cuối cùng, sự khác biệt giữa cuộc sống chúng ta và những gì diễn ra đằng sau màn hình làm chúng ta thất vọng. Được các mạng lưới cung cấp, sự tức giận tìm thấy lối thoát ở đó, trong các ấn phẩm mang tính âm mưu và hung hãn hơn bao giờ hết. Các nền tảng tham gia vào điệu nhảy rùng rợn này vì thuật toán của họ thúc đẩy người dùng hướng tới nội dung cực đoan tạo ra nhiều “tương tác” hơn, có khả năng kiếm tiền hơn.

Chính trên mảnh đất này “những kỹ sư của hỗn loạn” được tác giả Giuliano da Empoli đưa ra ánh sáng, những người đứng sau các chiến dịch của Beppe Grillo hay Matteo Salvini ở Ý, của Donald Trump ở Hoa Kỳ, của Viktor Orbán ở Hungary, những cái tên đầu tiên trong danh sách ngày càng tăng. Tài năng của họ? Họ “hiểu rằng sự khó chịu này có thể giải thích: “Tôi đã biến nó thành một nguồn lực chính trị đáng gờm và họ đã sử dụng phép thuật của mình, ít nhiều đen tối, để nhân lên và điều khiển nó theo hướng phù hợp với mục đích của họ”. Được bao quanh bởi các nhà toán học có khả năng giải mã vô số dữ liệu mà tất cả chúng ta tạo ra, họ hiệu chỉnh các thông điệp cực kỳ, nhắm mục tiêu cung cấp không ngừng cho “tất cả mục nát”. Một bài xã luận để đọc trong khi Donald Trump, người có những người ủng hộ da trắng xông vào Điện Capitol vào tháng 1 năm 2021, đang tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Phỏng vấn Laurence Desjoyaux.

Ham muốn hoặc nghiện phim khiêu dâm

Martin Steffens, triết gia, tác giả quyển Tình yêu đích thực. Trước ngưỡng cửa của người khác (L’Amour vrai. Au seuil de l’autre, nxb. Salvator, 2018).

“Nói cho con biết, cha mẹ tạo ra em bé như thế nào?” Một ngày nọ, đứa trẻ hỏi câu hỏi đó. Sau đó, nó phớt lờ câu hỏi: không phải như thế nào mà là tại sao. “Bố, mẹ, vì sao bố mẹ sinh ra con?” Đó không phải là một câu hỏi kỹ thuật mà là câu hỏi hiện sinh, tìm ra câu trả lời không phải ở những lý do được đưa ra (vì chính xác là tại sao chúng ta lại đưa một đứa trẻ vào thế giới?) mà qua một câu chuyện: sau khi đã nghe kể cuộc gặp của cha mẹ, đứa trẻ ra đi, tự tin và hạnh phúc.

Miré @ La Vie

Là một phần của câu chuyện về tình yêu… Nhưng khiêu dâm thì hoàn toàn ngược lại. Chỉ cần một cú nhấp chuột, một vài người sẽ cuốn vào nhau mà không cần chuẩn bị trước. Đó không phải là câu hỏi mong manh của một đứa trẻ mà là cái sốc của những hình ảnh. Đó không phải là thích hợp với câu chuyện của đứa trẻ nhưng là chiếm hữu tình dục. Đó không phải là sự kết hợp để sinh em bé, nhưng là sản sinh một chuỗi lợi nhuận. Ngắn gọn, đó là phản sự sống. Nhưng nó phản lại sự sống chỉ bằng một cú nhấp chuột. Nó rất dễ. Trong khi tình yêu đòi hỏi sự mở lòng chậm rãi và chung thủy của trái tim này với trái tim kia, chỉ cần một vài động tác: tắt bộ lọc tìm kiếm, nhập chữ “X” để một chuyển động thôi miên của địa ngục chạy qua chạy về.

Phải làm gì? Hay đúng hơn là làm thế nào để tránh thực hiện một cử chỉ dễ dàng như vậy: nhấp chuột, để nó chạy… Trước hết, đừng cảm thấy tội lỗi. Những gì khiêu dâm ghi lại thực sự rất đẹp. Không có gì đẹp hơn món quà tuyệt đối của bản thân mà các diễn viên khiêu dâm nhại lại. Tất cả chúng ta đều được tạo ra cho tình yêu, cho một vòng ôm bao la. Nhưng không ai trao nó cho mình, và ánh sáng gay gắt của máy chiếu xâm phạm sự riêng tư của nó.

Sau đó, bạn không nên nhấp vào. Nói thì dễ, làm thì khó! Như thế hai cử chỉ đơn giản đối lập nhau: nhấp ở đây để xem hoặc hoặc tắt màn hình, đứng dậy, làm việc khác. Cái ác không liên quan gì đến nó, nhưng cái thiện cũng vậy. Vì cuộc chiến rất khó khăn nên chúng ta nên tự hào mỗi khi vào phút cuối, chúng ta đặt ngón tay vào nút bên phải. Phỏng vấn Martin Steffens

Tham ăn hoặc ham mê thông tin

Guy Birenbaum, biên tập viên, người phụ trách chuyên mục của tạp chí 01NET, tác giả quyển Cẩm nang nhỏ để tạo điện thoại thông minh của bạn (Petit manuel pour dresser son smartphone, nxb. Mazarine, 2017)

“Từ lâu tôi đã là một phần của cái mà tôi gọi là “bộ tộc của những cái đầu cúi xuống!” Từ sáng đến tối, mắt tôi dán chặt vào màn hình điện thoại thông minh. Bằng mọi giá, tôi phải liên tục theo dõi và sống theo mọi thứ đang diễn ra trên Web, tôi sợ bỏ lỡ một phần thông tin hoặc cơ hội đưa ra ý kiến của mình về mọi thứ và bất cứ thứ gì. Đúng, tôi là người ham mê thông tin, bình luận và phản ứng, nghiện blog, Facebook và Twitter. Đồng thời, đó là công việc của tôi.

Miré @ La Vie

Là nhà báo chuyên mục của Europe 1, mỗi buổi sáng tôi trình bày Tạp chí Net, mỗi buổi tối, tôi đồng trình bày chương trình Những cú nhấp đây đó (Des clics et des claps). Trong chương trình này, chúng tôi giải mã cách mọi người đưa tin về các sự kiện trên mạng xã hội. Với tư cách là người tiên phong và chuyên gia, vai trò của tôi là giải thích sự nguy hiểm của Internet: “Đừng làm điều này, đừng làm điều kia”, như trong bài hát của nhạc sĩ Jacques Dutronc. Tuy nhiên, vì đang ở trong ma trận nên tôi không hề thấy mình bị hút vào thế giới ảo! Tôi hấp thụ như miếng bọt biển bạo lực của thời và chủ nghĩa bài do thái vốn đã bùng trên Internet.

Một buổi sáng năm 2014, tôi không thể dậy nổi. Tôi bị đánh gục. Tôi khẳng định: tôi không bị trầm cảm vì dành quá nhiều thời gian trên Web. Sự siêu kết nối của tôi chỉ là triệu chứng của một tình trạng bất ổn sâu đậm hơn. Các nhà thiết kế mạng xã hội hiểu, bằng cách lợi dụng những khuyết điểm tâm lý của chúng ta, họ sẽ làm chúng ta lệ thuộc.

Trên thực tế, khi bạn dễ bị tổn thương, bạn sẽ nhạy cảm hơn với chú tâm, với cảm xúc, với những đền bù mà các nền tảng dựa vào. Kể từ khi bị trầm cảm và những dư chấn của nó, tôi đã nhân rộng các chiến lược né tránh (như xóa tất cả các thông báo) để tránh rơi vào tình trạng nô lệ kỹ thuật số tự nguyện này. Mọi người đều phải làm vệ sinh cá nhân để dùng những công cụ này một cách điều độ và có khoảng cách, những công cụ này không bao giờ có thể thay thế cuộc sống chúng ta.” Phỏng vấn Alexia Vidot

Lười biếng hay từ nhiệm trí tuệ

Mới hôm qua thôi, bạn đắm mình hàng giờ với quyển tiểu thuyết của nhà văn lừng danh Balzac. Rất say sưa. Hôm nay, bạn khó khăn để chú tâm ở những trang đầu tiên của quyển tiểu thuyết bán chạy mới nhất… Có lẽ bạn là nạn nhân của lười biếng trong nhận thức. Một tệ nạn mà nguồn gốc của nó có thể là do không may bạn có khuynh hướng xem các video “thực” một cách thụ động, những video ngắn này được sản xuất liên tiếp trên mạng và tiếp tục tồn tại vô thời hạn trên điện thoại của bạn.

Miré @ La Vie

Để hiểu, chúng ta cần xem bộ não của chúng ta hoạt động như thế nào. Não chúng ta chỉ dùng 20% mức tiêu thụ năng lượng của chúng ta cho hoạt động cơ bản, dù nó chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Một  con số rất to lớn! Vì vậy, nó luôn tìm con đường ngắn nhất và ít tốn kém năng lượng nhất. Bỏ tư duy phân tích và lý luận càng sớm càng tốt, nếu chúng không tốn nhiều năng lượng, chúng sẽ làm tích tụ các chất chuyển hóa độc hại ở vỏ não trước trán, gây mệt mỏi tinh thần.

Đây là lý do vì sao chúng ta rất nhạy cảm với cái mà các nhà khoa học gọi là “thành kiến nhận thức”, những lối tắt tự phát của não bộ cho phép chúng ta phản ứng nhanh chóng, nhưng thường làm chúng ta lạc lối… Vấn đề: mạng xã hội củng cố xu hướng tự nhiên này, bỏ qua việc suy nghĩ. Như thế nào? Bằng cách mang lại cho chúng ta niềm vui, hài lòng đủ loại để đổi lấy nỗ lực trí tuệ tối thiểu. Đó là cơn sốt dopamine nổi tiếng mà chúng ta tiết ra khi nhận được một lượt “thích” hoặc khi chúng ta xem một video mang lại cảm xúc. Tuy nhiên, bộ não vốn là chất dẻo, hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc vào việc sử dụng: chính các vùng não được dùng sẽ phát triển đầu tiên. Và ngược lại: những người ít vận động hơn (hoặc hoàn toàn không vận động) sẽ ít vận động hơn. Xem video một cách thụ động, chúng ta rèn luyện bộ não của mình trở nên lười biếng. Và chúng ta từ bỏ tâm trí phê phán, vốn cần một thao luyện thể dục tốt! Phỏng vấn Anne Guion.

Marta An Nguyễn dịch

Chi tiết