Làm chủ trí tuệ nhân tạo
Nội dung

 

 

Một số người lo lắng, rằng một ngày nào đó “những trí tuệ không phải con người” sẽ ngày càng đông, thông minh hơn chúng ta, cuối cùng sẽ “thay thế chúng ta”. Những người khác thêm vào “nguy cơ tuyệt chủng nhân loại” này, một đe dọa khác về “đại dịch, về chiến tranh hạt nhân”… Đừng vứt bỏ thêm nữa! Trí tuệ nhân tạo, mới rầm rộ bước vào cuộc sống chúng ta vài tháng trước, nhưng đã kéo theo một làn sóng hoảng loạn.

Trước khi nhượng bộ, chúng ta hãy nhớ lại những mối lo ngại đi kèm với sự ra đời của định dạng kỹ thuật số, Internet và rõ ràng, rất lâu trước đó, máy tính hay thậm chí cả đường rầy xe lửa… Việc xuất hiện một công nghệ mới là điều bình thường – và cuối cùng là khá nhân bản – , điều mà chúng ta cảm thấy sẽ cách mạng hóa cách chúng ta sáng tạo, cách làm việc hoặc nói chuyện với chúng ta khơi dậy nỗi sợ hãi. Nhưng nỗi sợ hãi này không hẳn là xấu: nó có thể giúp chúng ta suy nghĩ về mặt tốt – và mặt xấu – của việc dùng một kỹ thuật mới.

Ngay cả cũng cần cân nhắc vì chính một số nghệ nhân của trí tuệ nhân tạo cũng nằm trong số những người lo lắng nhất. Cũng không nên bỏ qua những động cơ thương mại thầm kín có thể có của các doanh nhân ở Thung lũng Silicon… Nhưng có lẽ một số người trong số họ, như Einstein và thuyết tương đối của ông, đang choáng váng trước ý tưởng về việc chúng ta có thể tạo ra điều gì từ những phát minh này? Nhà vật lý lỗi lạc đã cầm bút cảnh cáo Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt về những thiết kế nguy hiểm của quân đội Đức liên quan đến phân hạch hạt nhân.

Thay vì làm kiến nghị, những nhà phát minh này sẽ khôn ngoan hơn nếu họ giải thích cho chúng ta thông tin chi tiết về robot đàm thoại của họ, những gì chúng ta có thể học được từ chúng và những gì chúng ta nên cảnh giác. Khi chúng ta tuyên bố muốn duy trì quyền kiểm soát một công nghệ, việc duy trì quyền kiểm soát với diễn từ của chúng ta sẽ là một biện pháp phòng ngừa hữu ích.

 

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Chi tiết