Hiệp hành gạn đục khơi trong
Nội dung
Hiệp hành gạn đục khơi trong
Lịch Sử
Ma quỷ thổi vào những thói hư tật xấu, vốn nằm sẵn trong mỗi người để chúng bùng lên. Và chúng ta thường nghĩ: “Ma quỷ cám dỗ ta làm điều xấu, nhưng cũng có lúc cám dỗ ta làm điều lành”! Hầu ta kiêu ngạo, mà tự ngã. Trong hiệp hành, rất cần lưu ý tới hoạt động của ma quỷ. Và bên cạnh đó là những người đạo đức, khôn ngoan, mất cảnh giác, rơi vào cạm bẫy của Satan, tự đổ; rồi tới những thành phần đặc biệt, như bề trên, người có cá tính, chống đối, mặc cảm, cản trở, trong cuộc hiệp hành.
Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về đề tài “Hiệp hành gạn đục khơi trong”, theo tinh thần Phúc Âm.
“Sông Thương nước chảy đôi dòng, bên trong bên đục em trông bên nào”1? Gạn đục là bỏ cái xấu. Khơi trong là giữ lại, khơi lên và phát huy cái tốt. Gạn đục ở đây, trước hết, chúng ta nhắm tới thế giới siêu hình, nhưng có thực, đó là ma quỷ.
GẠN ÐỤC
Ứng xử với ma quỷ.
Theo Phúc Âm, ma quỷ là có thật. Chúa Giêsu cũng đã bị ma quỷ cám dỗ. Ma quỷ cám dỗ Chúa về thể chất: Biến đá thành bánh, ăn; về tinh thần: Hám danh, quyền thế, kiêu căng tự phụ; và về tâm linh: Cuồng tín. Ðức Giêsu đã dùng Lời Thiên Chúa chiến thắng. Rồi Ngài căn dặn, có nhiều thứ quỷ mà ta phải “ăn chay và cầu nguyện” mới có thể trừ được. Và Ngài cảnh giác chúng ta luôn tỉnh thức đề phòng. Vì khi ma quỷ ra khỏi một người nào đó, nó đi lang thang. Sau đó, nó rủ bẩy quỷ khác mạnh hơn, dữ tợn hơn về ở đó. Lúc đó, chúng quả thực dữ tợn hơn và số phận người đó khốn nạn hơn trước2.
Thời nay, quyền lực tinh thần của quỷ vương đe dọa Giáo hội, là: “Hôn nhân đồng phái”,“phá thai” và “thai nghiệm”. Quỷ vương sẽ rất giống Ngài, đến độ nó đánh lừa được cả những người được tuyển chọn. Nó sẽ đội lốt “nhà đại nhân đạo”, nói về hòa bình, thịnh vượng và đời sống sung mãn. Nó sẽ viết những cuốn sách trình bày ý tưởng mới về Thiên Chúa để thích ứng với lối sống của dân chúng. Nó sẽ đồng hóa sự bao dung với thái độ dửng dưng đối với điều phải và điều trái”3.
Cha Laurent, một linh mục của giáo phận Albi, từ 30 năm nay và được Ðức Giám mục giao nhiệm vụ “trừ tà” từ 9 năm qua. Ðây là sứ mạng mà cha không nghĩ đến. Ngài nói thêm: “Tôi chỉ là một dụng cụ của Thiên Chúa”, và “Ma quỷ không buông tha chúng ta. Nó thích gieo rắc hoảng sợ xung quanh nó, đó là chuyên môn của nó. Nó thúc đẩy đến sự tuyệt vọng hoàn toàn, đôi khi đến chỗ tự tử, đó là lý do tại sao cần phải cảnh giác với những thao túng của ma quỷ”. “Làm thế nào chúng ta có thể cảm thấy ma quỷ đang có mặt ở nơi chúng ta?”. Cha Laurent trả lời: “Cám dỗ, ám ảnh, đè nặng và chiếm hữu”. Cám dỗ như nói xấu, chỉ trích, tiền bạc hay tránh việc phục vụ tha nhân. Ám ảnh là một ý tưởng đen tối, thấy mọi sự đen tối, làm cho bản thân hoảng sợ. Ðè nặng liên quan đến các đồ vật thay đổi vị trí, những mùi vị, tiếng ồn… đặc biệt vào ban đêm. Chiếm hữu thì mạnh hơn nhiều, và đây là lúc linh mục có thể sử dụng nghi thức trừ tà mà Giáo hội quy định. “Khi ma quỷ nói, tôi không lắng nghe nó, tôi không cho nó tầm quan trọng và tôi tập trung vào nghi thức”. Ngài tỏ điệu bộ bằng cách liên kết cử chỉ với lời nói.
Ma quỷ không thích điều gì? Cha trả lời: “Cầu nguyện lâu giờ, kinh cầu các thánh, lần hạt Mân Côi”. Thật hữu ích cho các Kitô hữu khi ngài mời gọi cầu nguyện, xưng tội đều đặn và đào sâu đức tin của mình. Ðối với những người không phải là Kitô hữu, đừng lo lắng, tất cả mọi người đều có thể làm điều thiện, “việc thiện nguyện, lắng nghe, phục vụ”.
Trong kinh nghiệm lâu năm của mình, cha Laurent cho biết ma quỷ thích bóng tối xấu xa, sự buồn chán, tuyệt vọng. Vì thế, ngài nói với khán giả trẻ tuổi: “Các bạn trẻ, đừng nhúng tay vào (các trang web, thuật thông linh, các nghi lễ đen, bí truyền…), nó sẽ nắm lấy tay của các bạn rồi trái tim của các bạn”. Ngài khuyến khích, “cuộc sống thật tốt đẹp, hãy ca hát, kịch nghệ, nấu ăn, hay tập thể hình, nhưng đừng chạm đến những mánh khóe đen tối và u ám này. Hãy ở trong ánh sáng, trong sự trong sáng”4.
Tóm tắt, quỷ vương không sợ bất kỳ một ai, ngoại trừ Danh thánh “Giêsu”. Ðức Thánh Cha Phanxicô: “Cầu nguyện bao nhiêu giờ một ngày”? Ngài trả lời: “Bởi vì nhiệm vụ đầu tiên là cầu nguyện, việc cầu nguyện của người đứng đầu cộng đoàn cho cộng đoàn”. “Những lời của Phêrô có tính ngôn sứ: Các phó tế sẽ lo các việc phục vụ về các nhu cầu. Còn các giám mục lo cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa”. Tuy nhiên, thực tế, quỷ vương sợ người có ân sủng cùng với việc nỗ lực thực hiện quyết tâm một cách bền vững, sẽ trở thành nhân đức. Nhân đức là tập quán hành thiện. Muốn có tập quán làm điều tốt, phải kiên trì làm đi làm lại. Ví dụ, quyết tâm sống “hiền lành và khiêm nhường” như Chúa mời chúng ta học nơi Ngài. Cộng tác với ân sủng, thực hành hằng ngày vì lòng mến Chúa, theo lời dạy và theo gương Chúa. Lâu ngày, việc thực hành trở thành nhân đức. Người có nhân đức là người giống Chúa. Giống Chúa là nên thánh. Thời đại này, ma quỷ chỉ sợ Chúa Giêsu và những Ðấng thánh của Thiên Chúa.
KHƠI TRONG
“Thân tàn, gạn đục khơi trong, là nhờ quân tử khác lòng người ta”5. Khơi trong ở đây là ứng xử với những thành phần đặc biệt. Trước hết, ứng xử với những người giáo dân, đạo đức, khôn ngoan, mất cảnh giác, rơi vào cạm bẫy của Satan, tự đổ và gây cản trở cho công cuộc hiệp hành6. Thứ đến là những người đang có tranh chấp. Ðừng lên mặt dạy khôn, ngắt lời, cho mình là quan tòa xét xử. Hãy bắt chước Chúa Giêsu đặt câu hỏi gợi ý: “Bạn nghĩ sao, tôi là ai, là người xử kiện hay sao”? Có những trường hợp biết người có ác ý, chúng ta vẫn làm ngơ, như không hề hay biết, thản nhiên hiệp hành7. Ðôi khi gặp những người nổi cơn thịnh nộ, nói năng gắt gỏng hoặc lăng mạ chúng ta, thì phải theo gương Chúa Giêsu biết cách kiềm chế, kiên nhẫn, biết nói “không”, và khi nào cần nói “có”.
Ai cũng phải sợ một thứ gì đó. Trong hiệp hành, sợ nhất là người hồ đồ. Hồ đồ là người lơ mơ, nói năng không có lý lẽ, tiền hậu bất nhất, thường bất trung mà lại hay tự ái, kiêu ngạo. Tuy nhiên, lại có những người chỉ hồ đồ, lờ mờ trong việc nhỏ, nhưng họ rất sáng suốt trong việc đại sự; và cũng có những người thường hay phê bình chỉ trích, chống đối. Có người đề nghị: Diệt những bọn hay nói ngang, chống đối, coi thường bề trên. Tuy nhiên, hãy xem hạng người khô khan, tội lỗi, hạng bất định, dửng dưng, không tin, hạng duy lý, vô cảm như quà tặng và là dịp Chúa gởi để ta nâng cao trình độ nhân đức, mài sáng vàng tâm trong ta và trong mọi người.
ÐÀO LUYỆN
Bề trên
Biết kính và nể trọng bề trên. Bề trên là một ơn gọi, được Thiên Chúa tuyển chọn, Ngài trực tiếp trao ban Thánh Thần, đào luyện và bảo vệ, như Môisen đại diện của Thiên Chúa. Con người là một mầu nhiệm. Bề trên còn hơn thế. Thấy vậy mà chưa hẳn là vậy, không phải vậy8. Tôi ví dụ trong hạnh các thánh. Một hôm, đến dự tiệc, trong đó có vị thánh. Quý bà đạo đức rỉ tai nhau: “Hôm nay, chúng ta sẽ chứng kiến vị thánh của chúng ta, ngài ăn chay hãm mình”. Chẳng may, vị thánh nghe thấy. Nên khi ngồi ăn tiệc, ngài ăn rất nhiều và khác thường, để trả lời cho tiếng đồn. Hãy yêu mến, kính trọng và bảo vệ bề trên cách khôn ngoan. Ngài là “con ngươi” của Thiên Chúa. Ngài chăm sóc, phục vụ, quy tụ và nối kết mọi người. Ma quỷ biết rõ và âm mưu làm mất uy tín người lãnh đạo, chúng thực hiện theo kế hoạch: “Ðánh chủ chăn, đàn chiên sẽ tan rã”.
Người cá tính. Cá tính là tính cách cá nhân. Là người có óc độc lập, suy nghĩ có lý lẽ riêng. Thường nói trái ngược với tập thể. Nếu không hiểu biết, sẽ đánh giá họ là người thiếu đạo đức. Theo kinh nghiệm đào luyện thời nay, rất cần phát huy người có cá tính và giúp họ thành công. Người cá tính trí tuệ, thông minh và khôn ngoan là người biết tuyệt đối tuân phục Bề trên, vì sẽ thuận lợi cho sự phát triển vươn tới cộng đồng và thiện ích.
Người chống đốiI
Hãy coi họ như thuộc thành phần phản biện. Rất có lợi cho hiệp hành. Công đồng Vatican II coi họ là rất có lợi cho Giáo hội. Thực tế, người chống đối sẽ giúp chúng ta nhận ra những góc khuất của vấn đề. Kinh nghiệm lãnh đạo, nếu được 7/10 thống nhất là xuất sắc. Số còn lại, sẽ giúp chúng ta học hỏi, biện phân. Họ là những người giúp cá nhân và cộng đồng mài dũa nhân đức, làm sáng lên vàng tâm. Họ là ân nhân của hiệp hành. Trong hiệp hành tránh đe dọa, làm mất uy tín và đặt điều kiện, trái lại nên dùng nhiều tác động khen ngợi, tôn trọng quyền lợi, đôi khi khen thưởng. Cần có nói lời biết ơn và cả cái nhìn hài lòng, cái cười, thái độ gật đầu, vỗ về. Để tránh đụng chạm tới lòng tự ái, người lãnh đạo nên đặt câu hỏi để tự đương sự suy nghĩ, trả lời. Kỹ năng giao tiếp ứng хử thể hiện tính ᴄáᴄh, lối ѕống ᴠà làm ᴠiệᴄ ᴄủa mỗi người. Có những người thường đượᴄ khen là ѕống khéo léo, ứng хử tốt đẹp. Nhưng ᴄũng ᴄó những người thường bị phàn nàn ᴠề kỹ năng giao tiếp, ứng хử kém. Giao tiếp ứng хử tinh tế, khôn ngoan ᴄhính là ᴄầu nối để gắn kết ᴠà phát triển. Kỹ năng lắng nghe ᴠà quan ѕát là những điều quan trọng trong ứng хử. Nếu không biết những điều nàу, bạn ᴄó thể hành động hấp tấp, ᴠội ᴠàng, dẫn tới ѕai lầm. Hãу biết quan ѕát để hiểu rõ hơn ᴠấn đề, lắng nghe để biết ᴄáᴄh ứng хử ᴄho phù hợp. Việᴄ tỏ ra khó ᴄhịu, gượng ép ѕẽ khiến mọi người ᴄảm thấу khó gần; Hoặᴄ ᴠiệᴄ “giả tạo” ᴄó thể lấу lòng đượᴄ mọi người lúᴄ đầu nhưng khi nhận ra, họ ѕẽ dần tránh хa. Do đó, nên giữ thái độ ᴄhân thành, tự nhiên. Đâу là điều đơn giản hồn nhiên phát xuất từ nội tâm. Không nói hay về mình, tôn trọng mọi người, ngay cả một em bé là khôn ngoan nhất. Khi giao tiếp, tránh ᴠăng tụᴄ ᴄhửi bậу hoặᴄ ᴄó những hành ᴠi, hành động thô lỗ, mất lịᴄh ѕự. Tránh những điều nàу ᴄòn giúp duу trì những mối quan hệ thân thiết. Đó là mối quan hệ trong gia đình, quan hệ ᴄộng đồng, quan hệ hợp táᴄ trong kinh doanh. Người giao tiếp ứng хử ᴄó ᴠăn hóa, đạo đứᴄ bao giờ ᴄũng ѕẽ đượᴄ nể trọng hơn. Khi làm ᴠiệᴄ, không nên dùng ᴄáᴄh хưng hô kiểu “ᴄhú - ᴄháu, bố - ᴄon”. Với người mới trong cộng đồng, không nên dò хét, hỏi han quá khiến họ khó хử, bị động. Làm ᴠiệᴄ tuân theo trật tự, tôn trọng kỷ luật, làm ᴠiệᴄ nghiêm túᴄ, không ứng хử tùу tiện. Trong hiệp hành, nên tập trung ᴄao độ ᴄho ᴄông ᴠiệᴄ, không buôn ᴄhuуện, làm ᴠiệᴄ riêng. Vui ᴠẻ, ᴄởi mở, hòa đồng ᴠới mọi người. Không ᴄhê bai, ᴄhỉ tríᴄh. Không “ngồi lê đôi máᴄh”, hoặᴄ “đâm bị thóᴄ, ᴄhọᴄ bị gạo”. Khi có vấn đề, người lãnh đạo ᴄần kiên nhẫn, lắng nghe, tránh ᴄăng thẳng, tránh lối nói mỉa mai, bóng gió, vì hành động nàу ѕẽ để lại ấn tượng хấu ᴠới người nghe. Đồng thời, người nói ᴄũng ѕẽ bị đánh giá là haу хét nét, không thân thiện. Không nên đề ᴄập tới những ᴄhuуện mà người kháᴄ không hiểu, không quan tâm. Những ᴄhủ đề nhạу ᴄảm ᴄũng không nên đượᴄ đem ra bàn tán ᴠì ᴄó thể bạn ѕẽ bị ᴄoi là “kém duуên”. Bạn nên biết lựa ᴄhọn ᴄhủ đề phù hợp, đối tượng, thời điểm phù hợp để nói. Không nên nói những lời gâу tổn thương người kháᴄ.
KẾT LUẬN
Theo Kinh Thánh, mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Và theo tinh thần Phúc Âm, hãy “nhìn Chúa trong mọi người”. Công đồng Vatican II nhận định “Thánh Thần là nguyên lý quy tụ mọi tín hữu”9. Giáo hội “Bảo toàn những gì chính yếu, tự do trong nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự”10. Đối với những người thù ghét thì “Yêu mến, kính trọng và đối thoại với họ. Sự chống đối của họ giúp ích cho Giáo hội”11. “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Điều quan trọng là ᴄần biết tôn trọng nhau. Người ta thường ᴠí: “Tôn trọng nhân ᴠiên là mỹ đứᴄ. Tôn trọng kháᴄh hàng là ý thứᴄ. Tôn trọng đối thủ là độ lượng. Tôn trọng tất ᴄả mọi người ᴄhính là giáo dưỡng”. Đừng nên áp đặt ѕuу nghĩ, hành động ᴄủa mình lên người kháᴄ. Cũng đừng ᴠì thỏa mãn ᴄảm хúᴄ ᴄủa bản thân mà dễ dàng хúᴄ phạm, làm tổn thương người kháᴄ. Hãу luôn nhớ nguуên tắᴄ nàу: “Biết mình là ai và luôn biết tôn trọng người kháᴄ”. Gạn đục khơi trong thông minh ѕẽ giúp rất nhiều trong họᴄ tập, ᴄông ᴠiệᴄ, và nhất là trong ᴄuộᴄ ѕống hiệp hành. Do ᴠậу, hãу tíᴄh ᴄựᴄ rèn luуện “Gạn đục khơi trong” hằng ngàу. Theo kinh nghiệm hiệp hành: “Đạt 7/10 là tốt đẹp. Không thể trọn 100%. Ai muốn đạt 100% là người không làm gì”.
Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
___________________________________________________________________
1 Ca dao.
2 Mt 12,43-45.
3 Peter Seewald, tiểu sử Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, 4.5.2020, nguồn Vatican news.
4 Cha Pistre.
5 Kiều.
6 Câu chuyện: Người giáo dân đạo đức, sáng nào ma quỷ cũng gọi ông trùm dậy đi lễ...Ðể ông tự hào, tự sụp đổ.
7 Lc 4.
8 Kinh nghiệm bản thân: Thời kỳ đi giúp xứ. Tôi rất ngảc nhiên, khi thấy một người giáo dân luôn chỉ trích cha sở. Tìm hiều, tôi được biết gia đình không bằng an. Chúng tôi tìm cách, xin cho con ông vào tìm hiểu ơn gọi, giúp cha xứ một thời gian. Sau ba tháng, con ông xin về vì cuộc sống tu trì không như nó tưởng. Về sau, ông ta không bao giờ chống đối cha xứ nữa.
9 GH 13. GM 15.
10 MV 92.
11 MV 28-44.
Chi tiết
- Ngày: 19/04/2022
- Tác giả: Lm. Anmai