ĐỪNG TỨC GIẬN ….
Nội dung
ĐỪNG TỨC GIẬN ….
---------------
1. Khi tức giận một lượng lớn máu sẽ dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu não, khi đó độc tố chứa trong máu là nhiều nhất, làm tăng nhanh chóng tốc độ lão hóa não bộ.
2. Khi tức giận cơ thể sẽ tiết ra các catecholamine, làm ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, khiến lượng đường trong máu tăng cao, làm gia tăng phân giải axit béo, khiến cho độc tố trong tế bào gan và máu cùng tăng lên theo.
3. Nữ giới thay đổi cảm xúc đột ngột sẽ khiến hô hấp gấp rút, thậm chí xuất hiện hội chứng tăng thông khí. Lá phổi không ngừng giãn nở, rồi không đủ thời gian co rút lại, và không được co giãn thích hợp, vì vậy làm ảnh hưởng đến hoạt động của phổi.
4. Lượng lớn máu dồn lên não và mặt, làm giảm lượng máu cung cấp đến tim, gây ra thiếu máu cơ tim. Vì đáp ứng nhu cầu từ cơ thể, tim không thể làm gì khác hơn là tăng cường hoạt động gấp bội, vì vậy làm nhịp tim đập càng không theo quy luật, mà gây ra nhiều bệnh.
5. Khi tức giận độc tố trong máu não sẽ gia tăng, làm kích thích lỗ chân lông, gây ra bệnh viêm với mức độ khác nhau xung quanh lỗ chân lông, từ đó xuất hiện viêm sắc tố.
6. Tức giận sẽ khiến cho thần kinh giao cảm bị kích thích, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và mạch máu, dẫn đến giảm lượng máu đến dạ dày, và hoạt động chậm lại, khi nghiêm trọng hơn sẽ gây loét dạ dày.
7. Thường xuyên tức giận sẽ làm rối loạn chức năng của tuyến giáp trạng, gây ra bệnh cường chức năng tuyến giáp.
8. Nam giới tức giận làm tổn thương gan, còn nữ giới tức giận làm tổn thương tuyến vú và tử cung. Tuyến vú đi qua hệ thống dạ dày, tử cung đi qua gan. Khi cơn giận lên cao, sẽ gây tổn hại đến tuyến vú, sau đó hạ xuống dưới thì tổn hại đến gan.
Khi các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương sẽ kéo theo nhiều chứng bệnh:
1. Viêm sắc tố
Mỗi người khi tức giận cáu gắt, sẽ xuất hiện tình trạng mạch máu bị giãn nở, khi đó lượng lớn máu sẽ dồn lên não, khiến cho lượng khí oxy trong máu bị thiếu hụt, làm độc tố tăng nhanh, vì vậy hiệu quả dưỡng ẩm đối với da sẽ giảm, thậm chí xuất hiện vấn đề như lỗ chân lông bị kích thích gây phát viêm, cuối cùng viêm sắc tố sẽ dần dần xuất hiện càng rõ.
2. Đau đầu
“Tức giận làm đau đầu“, câu nói này không chỉ là một câu nói đơn giản như vậy, một người khi tức giận, cơ não sẽ dần dần bị co lại, cơ vai sẽ cứng theo, dẫn đến bệnh nhức đầu căng thẳng mà người ta thường nói.
3. Tổn thương gan
Khi một người tức giận, thân thể sẽ tiết ra một loại chất là catecholamine, loại vật chất này vô cùng đặc biệt, nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm cho lượng đường trong máu tăng cao, và phân giải axit béo sẽ tăng nhanh, Vì vậy, độc tố bên trong cơ thể sẽ tăng theo, dẫn đến áp lực lên gan cũng sẽ trở nên lớn.
4. Bài tiết
Một khi một người cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận, thì bàng quang và đường ruột co rút hoặc phồng lên theo, như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng đường ruột.
5. Tổn thương phổi
Có nhiều người nói vui rằng “nổ phổi”, khi tức giận, theo sau đó là hô hấp gấp rút, lá phổi sẽ ngừng giãn nở, thậm chí đều co rút không kịp như bình thường, như vậy thì sẽ liên tục làm phổi ở trong trạng thái căng thẳng, tình trạng nghiêm trọng hơn xuất hiện “nổ” thì không phải là không có khả năng.
6. Rối loạn nội tiết
Hoóc-môn từ tuyến giáp trạng trong cơ thể tăng cường tiết ra tùy theo trạng thái căng thẳng hoặc tức giận. Nếu như thường xuyên trong trạng thái tức giận, thì có khả năng xuất hiện rối loạn nội tiết tố, thậm chí gây ra cường giáp.
7. Khí huyết không đủ
Nhiều người nói khí huyết là thứ quan trọng nhất của nữ giới, nhưng bạn có biết rằng tức giận cũng sẽ ảnh hưởng đến khí huyết không? Đông y giảng rằng, cảm xúc không tốt, lo lắng quá nhiều, và tính tình nóng nảy đều khiến khí huyết bị hao tổn.
Các chuyên gia dưỡng sinh cho rằng, người sống thọ đều là người có tâm tính ôn hòa, hay thích cười. Còn người mặt suốt ngày nhăn nhó và tức giận vì việc nhỏ thì rất khó có được những ngày vui hưởng cuộc sống.
Thực ra, đây là rất bình thường, bởi vì tức giận sẽ gây tổn hại vô cùng lớn đến cơ thể.
Vì cuộc sống khỏe mạnh mọi người có lẽ nên tức giận ít một chút!