Để cuộc thăm viếng tròn ý nghĩa
Nội dung

ĐỂ CUỘC THĂM VIẾNG TRÒN Ý NGHĨA

          Thăm viếng ! Hành động mà dường như ai ai trong cuộc đời làm người đều phải làm ít là một lần hay không dám nói là thường xuyên. Hành động thăm viếng nói lên tình nghĩa con người, sự liên đới và hiệp thông với nhau.

          Và, hiển nhiên ta thấy từ cá nhân đến tập thể và cáp quốc gia đều có những cuộc thăm viếng có khi là định kỳ, có khi là bất thường. Tất cả như muốn nói đến sự gắn kết, chia sẻ với nhau.

          Trong cõi nhân sinh, ta thấy có 1 cuộc thăm viếng làm thay đổi cục diện, thay đổi "thế cờ", thay đổi vị trí đó chính là cuộc thăm viếng của Con Đấng Tối Cao. Chúa Giêsu đã đến viếng thăm dân Người như tâm tình bài hát mà ta đã từng hát : "Hôm nay muôn dân sẽ được thấy Thiên Chúa đến viếng thăm dân Người".

          Khởi đi từ tình yêu, khởi đi từ sáng kiếng cứu độ, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã đến trong thế gian và ở trong thế gian để cùng chung chia phận người với con người ngoại trừ tội lỗi. Ngôi Lời đã làm người và đã đến thế giang ngang qua cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria.

          Maria, Mẹ có phúc hơn mọi người nữ vì Mẹ đã cưu mang con lòng Bà gồm phúc lạ. Mẹ Maria đã cứu mang Đấng Cứu Độ cho nhân loại, Mẹ đã ấp ủ và dưỡng nuôi ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban Thiên Chúa chọn gọi Mẹ.

          Và rồi, ta thấy điều đầu tiên, điều trước hết sau khi nhận lãnh tin vui, tin mang Ơn Cứu Độ trong lòng mình đó chính là hành động đi thăm viếng. Mẹ đã từ miền xuôi lên miền núi vất vả để thăm hay nói đúng hơn là chung chia niềm vui ơn cứu độ mà Mẹ lãnh nhận từ Thiên Chúa.

          Niềm vui Ơn Cứu Độ đó không dừng lại ở lời chào, lời nói mà còn là hành động. Mẹ Maria đã ở lại với gia đình người chị họ của mình để chia sẻ những khó khăn của chị mìn khi tuổi già son sẽ mà lại có thai. Một việc làm hết sức thực tiễn hay có thể nói là "thay lời muốn nói" của Mẹ với gia đình Zacaria và Elisabeth.

          Có lẽ cuộc thăm viếng của Mẹ Maria phải chăng là cuộc thăm viếng mẫu mực cho cuôc đời của mỗi chúng ta. Mẹ thăm viếng không chỉ là xã giao, chỉ là mang niềm vui bình thường mà mang niềm vui Ơn Cứu Độ mà mẹ đã lãnh nhận. Kèm theo đó là sự phục vụ, sự yêu thương nơi mình thăm viếng.

          Không dừng lại ở nhà của Gioan Tẩy Giả ngày xưa, lòng Mẹ bao la hơn cả biển Thái Bình nữa. Mẹ đã đến để viếng thăm Mễ Du, Lộ Đức, La Vang, Trà Kiệu, La Mã Bến Tre, Tà Pao, Măng Đen ... và rất nhiêu nơi khác nữa. Mẹ đến từng nơi, từng vùng miền, từng hoàn cảnh khác nhau để Mẹ chung chia niềm vui nỗi buồn của con cái của Mẹ nơi đó.

          Một hình ảnh hết sức dễ thương và trìu mến mà ta có thể bắt gặp được không đâu xa đó chính là trên đồi núi chập chùng Măng Đen. Mẹ đến và ở lại đó với đôi bàn tay cụt như ngỏ rất nhiều tâm tình với những ai đến với Mẹ.

          Lần nào cũng như lần nấy, khi đến bên Mẹ Măng Đen, tôi đều được gợi lên duy nhất một tâm tình : Con hãy là cánh tay nối dài bàn tay cụt của Mẹ.

          Khi suy nghĩ như thế, tâm tình ta được Mẹ mời gọi đó là hãy nhìn lại cuộc đời của mình. Khi nhìn lại ta sẽ thấy rằng ta được Chúa yêu thương quá nhiều và ta cũng hãy làm điều gì đó để đáp lại tình thương mà Chúa ban cho ta đó chính là bàn tay ta nối dài bàn tay Mẹ nơi những người nghèo, những người bất hạnh quanh ta.

          Nếu như trước đây ta có thăm viếng để trục lợi, để kiếm chác thì từ nay hãy thay đổi lối nhìn và lối sống.

          Thật thế, ngày mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta thấy có quá nhiều cuộc thăm viếng. Thế nhưng rồi bên dưới, bên trong các cuộc thăm viếng đó đề có gì đó mang tính cách lợi lộc mà đánh mất đi ý nghĩa thiêng liêng và tinh tuyền của nó.

          Xét cho bằng cùng thì nhữngc uộc thăm viếng đó cũng chỉ là ngoại giao và xã giao để rồi đánh mất đi ý nghĩa bên trong và bên dưới của ý nghĩa thăm viếng.

          Trong thực tại của cuộc sống, ta bắt gặp những cuộc thăm viếng không chỉ xã giao, ngoại giao nhưng mang lại hòa bình, mang lại yêu thương và hiệp nhất với nhau đó chính là những cuộc thăm viếng của các Đức Thánh Cha. Dường như bên dưới chuyện tông du, các Đức Thánh Cha đều mang sứ điệp yêu thương, mang sứ điệp hòa bình nơi các Ngài đến.

          Khi mừng lễ Mẹ thăm viếng, ta được mời gọi nhìn lại cuộc đời của mình, nhìn lại những cuộc thăm viếng của đời ta. Khi ta đến thăm ai đó, ta có mang cho họ niềm vui ơn cứu độ, mang bình an như Mẹ Maria, như các Đức Thánh Cha hay không ? Ta hãy xin Mẹ giúp cho ta để mỗi khi ta thăm viếng ai đó thì không chỉ là xã giao, là hiệp thông mà là còn chia sẻ niềm vui ơn cứu độ như Mẹ.

#
MP3
Chi tiết