CÓ NÊN CỐ GẮNG THAY ĐỔI MẸ CHỒNG KHÔNG?
Nội dung
CÓ NÊN CỐ GẮNG THAY ĐỔI MẸ CHỒNG KHÔNG?
Mọi người phải tìm khoảng cách phù hợp: không quá gần cũng không quá xa. Nhưng phải cần thời gian, vì phải nói chuyện với nhau dù khó khăn.
“Mẹ chồng tôi khó chịu, chồng tôi không hiểu… anh không nâng đỡ tôi, tôi cần sự nâng đỡ của anh. Đôi khi anh còn đứng về phía mẹ để chống lại tôi!” Lời khuyên của nhà trị liệu gia đình và hôn nhân.
Valentine đã giải thích nhiều lần với chồng, mẹ của anh lấn quyền, thao túng nhưng anh không hiểu vấn đề nằm ở đâu, hoặc điều gì làm cho vợ tức giận như vậy. Trên thực tế, anh cảm thấy bị kẹt giữa người vợ anh yêu thương và người mẹ anh không muốn làm bà thất vọng. Mẹ của anh dám nghĩ, dám làm, chắc chắn bà muốn làm điều “tốt”! Có lẽ “quá” tốt chăng? Trong tuần bà đi xem các con “của mình” có thiếu gì không? Vì sao bà muốn can thiệp nhiều vào việc giáo dục cháu? Tất cả xuất phát từ tình cảm tốt đẹp, nhưng bà muốn lấy lòng ai khi lo cho gia đình con mình như vậy, như thể vợ của anh không có khả năng lo?
Mỗi người phải tìm một khoảng cách phù hợp
Làm thế nào để thích ứng và yêu thương con dâu, tôn trọng nhân phẩm của cô dù có những khác biệt về xã hội, gia đình và giáo dục? Một ngày nọ, Valentine về nhà, cô thấy phòng khách có màn mới… Chiếc ly đã tràn! Lâu nay cô đã kiềm chế để tỏ ra tử tế, để không làm chồng khó chịu, bây giờ cô bị bùng nổ, nhưng bùng nổ này cần thiết để tiếp tục xây dựng gia đình! Vì đã im lặng quá lâu, những hiểu lầm tích tụ sẽ khó khắc phục. Có lẽ mẹ chồng sẽ không bao giờ thay đổi chăng? Nhưng hai vợ chồng phải tiến triển, trưởng thành, củng cố trước nguy cơ ngày càng căng thẳng và xung đột cứ tái diễn! Mọi người phải tìm khoảng cách phù hợp: không quá gần cũng không quá xa. Nhưng phải cần thời gian, vì phải nói chuyện với nhau dù khó khăn.
Cố gắng hiểu người kia nói gì
Mỗi bên đóng vai trò của người thứ ba, mở rộng tầm mắt của người kia về sinh hoạt gia đình, những gì họ còn ấu trĩ trong quan hệ cha mẹ và con cái. Đơn giản sự hiện diện của người khác đòi hỏi mọi người phải xem lại giao tiếp của mình, nhất là khi sự giao tiếp này mang tính kiểm soát, thao túng – ngăn cản người khác không sống theo cách riêng của họ, cứ phải biện minh hoặc áp đặt mà không hỏi ý kiến. Dĩ nhiên ai cũng phải châm chế, “cho nước vào rượu để rượu không thành giấm”, cố gắng hiểu bên kia đang nói gì, câu chuyện của họ là gì, họ đang trải qua điều gì, vì sao họ lại phản ứng như vậy?…
Những khác biệt về thế hệ bị nhấn mạnh do các thay đổi trong xã hội không liên quan gì đến những căng thẳng này. Một số điều cần biết: dám nói điều làm chúng ta lo lắng, điều dường như đang chia rẽ chúng ta. Để làm được điều này, nên dùng kỹ thuật giao tiếp bất bạo động. Nếu mẹ chồng từ chối, nên giải thích hoàn cảnh của vợ chồng để mẹ chồng hiểu. Sau đó, nên nghĩ đến những chuyện vô hình ngăn chúng ta không được tự do: lòng tin, quà tặng bằng tiền, bằng bất động sản, cảm giác tội lỗi đặt sai chỗ, những mệnh lệnh không đúng chỗ… Làm đúng sự thật sẽ giúp chúng ta có tự do!
Marta An Nguyễn dịch( phanxico.vn)
Chi tiết
- Ngày: 21/06/2024
- Tác giả: Lm. Anmai