Cách để Viết bài cảm nhận
Nội dung

Cách để Viết bài cảm nhận

  1.  Bài cảm nhận được giao để bạn có thể suy nghĩ cẩn thận về cảm nhận hay suy nghĩ của mình về tác phẩm sau khi đọc xong.[1] Khi viết bài cảm nhận, bạn cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm, liệu tác phẩm đó đã đạt được mục tiêu của nó hay chưa và đã làm tốt đến mức nào. Bài phát biểu không chỉ là đơn thuần là một bài viết phát biểu ý kiến. [2] Để viết bài cảm nhận, bạn cần đọc kỹ tác phẩm để có thể hiểu được ý nghĩa ẩn sâu của nó. Bạn phải trình bày cảm nhận về các hàm ý, làm rõ thêm, đánh giá và phân tích mục tiêu cũng như các quan điểm chính của tác giả. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” khi viết bài cảm nhận. [3]
  • Trong bài cảm nhận, bạn cần kết nối các ý, các đoạn văn và khái niệm bao quát cũng như sử dụng dẫn chứng từ chính tác phẩm đó để hỗ trợ cho các luận điểm của mình. Nếu được hỏi đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của tác giả, bạn cần có bằng chứng thuyết phục cho thấy vì sao bạn lại cảm nhận như vậy.[4]
  • Nếu cần viết bài cảm nhận về nhiều tác phẩm, bạn phải phân tích được cách mà chúng liên kết với nhau. Nếu đang viết bài cảm nhận cho một tác phẩm, có lẽ bạn nên liên hệ nó với những khái niệm và chủ đề bao quát đã được thảo luận trên lớp.
  • Bạn có thể được giao viết bài cảm nhận cho phim ảnh, bài diễn thuyết, chuyến đi thực tế, giờ thí nghiệm hay thậm chí là buổi thảo luận trên lớp. [5]
  • Bài cảm nhận không phải là tóm tắt của một tác phẩm. Đó cũng không phải là lời tuyên bố “Tôi thích quyển sách này vì nó thú vị” hay “Tôi thấy ghét vì nó thật nhàm chán”.[6]

 Trước khi bắt đầu viết, bạn phải xác định được chính xác giáo viên đang yêu cầu gì ở bạn. Một số giáo viên sẽ muốn bạn phân tích hoặc đánh giá tác phẩm. Một số khác muốn một bài cảm nhận mang tính cá nhân. Hãy đảm bảo là bạn nắm rõ loại bài cảm nhận mà mình cần viết.

  • Nếu không chắc, bạn có thể hỏi giáo viên để biết rõ điều mà họ mong đợi ở bài viết của bạn.
  • Có thể bạn sẽ được yêu cầu viết bài cảm nhận về tác phẩm này trong mối liên hệ với tác phẩm khác. Trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng trích dẫn từ cả hai tác phẩm cho bài viết của mình.
  • Có thể bạn sẽ được yêu cầu viết bài cảm nhận về một tác phẩm trong mối liên hệ với các chủ đề thảo luận trên lớp. Chẳng hạn như ở trường hợp đọc sách trong môn Xã hội học về Vai trò Giới, bạn nên đọc, ghi chú và viết bài cảm nhận dựa trên cách mà vai trò của giới được trình bày trong quyển sách này.
  • Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình bày cảm nhận mang tính cá nhân về một tác phẩm. Dù ít khi xảy ra hơn, nhưng đôi khi giáo viên chỉ muốn biết liệu bạn đã đọc tác phẩm hay chưa và suy nghĩ của bạn về nó là gì. Trong trường hợp này, bạn nên tập trung vào quan điểm của mình về tác phẩm.

 Viết bài cảm nhận không phải chỉ là đọc, đưa ra ý kiến và nộp bài. Bài cảm nhận cần tổng hợp các đoạn văn bản, nghĩa là bạn phải lấy thông tin đã đọc được và liên kết chúng với nhau để có thể phân tích và đánh giá. Bạn cần dành thời gian để đọc và quan trọng hơn là để thẩm thấu những gì mà mình vừa đọc nhằm kết hợp các ý tưởng với nhau.[7]

  • Một trong những sai lầm lớn nhất mà sinh viên vẫn thường mắc phải là chờ đến phút chót mới đọc và viết bài: cảm nhận là chiêm nghiệm sâu sắc sau khi đọc đi đọc lại vài lần.
  • Bạn nên đọc lại tác phẩm vài lần. Lần thứ nhất, đọc và làm quen với tác phẩm. Lần tiếp theo, bắt đầu nghĩ về đề ra và cảm nhận của bạn.

 Sau lần đọc đầu tiên, hãy ghi lại những cảm nhận đầu tiên của bạn dành cho tác phẩm. Làm tương tự cho mọi lần đọc sau.

  • Hãy cố hoàn thành vài trong những câu sau sau khi đọc xong: Tôi nghĩ rằng…, Tôi thấy rằng…, Tôi cảm thấy…, Dường như…, hay Theo quan điểm của tôi…[8]

 Khi đọc lại tác phẩm, hãy tiến hành ghi chú. Việc ghi chú trên lề sách cho phép bạn dễ dàng tìm được trích dẫn, cốt truyện, sự phát triển nhân vật hay cảm nhận dành cho tác phẩm. Nếu không ghi chú kỹ lưỡng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc viết được một bài cảm nhận có tính kết dính về mặt nội dung.

 Trong quá trình đọc, bạn phải bắt đầu đặt câu hỏi cho tác phẩm. Đây chính là xuất phát điểm của đánh giá và cảm nhận của bạn. Một số câu hỏi cần cân nhắc bao gồm:

  • Tác giả đề cập đến vấn đề gì?
  • Luận điểm chính của tác giả là gì?
  • Tác giả đưa ra các luận điểm và giả định nào và chúng đã được hỗ trợ ra sao?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm là gì? Vấn đề liên quan đến chủ đề này nằm ở đâu?
  • Các tác phẩm liên kết với nhau như thế nào? (Nếu viết bài cảm nhận về nhiều tác phẩm)
  • Những ý tưởng này kết nối với ý tưởng tổng thể của lớp học/cả bài/v.v. như thế nào? [9]

Phần II: Viết nháp bài luận

Tải về bản PDF

 

Step 1 Viết tự do.
  • Khi hoàn thành, hãy đọc lại những gì bạn vừa viết. Xác định đâu là những cảm nhận tốt và thuyết phục nhất của bạn. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các luận điểm.
Step 2 Quyết định góc nhìn của bạn.
  • Nghĩ về lý do tác giả viết bài hay câu chuyện này như cách mà họ đã làm. Vì sao họ lại sắp xếp mọi thứ theo cách cụ thể này? Nó có mối liên hệ thế nào với thế giới bên ngoài? [11]
Step 3 Xác định luận đề của bạn.
  • Luận đề là câu giải thích điều bạn sẽ phân tích, bình phẩm hay cố chứng minh về tác phẩm. Nhờ có nó, bài cảm nhận của bạn sẽ không đi lạc hướng.
Step 4 Sắp xếp bài viết.
  • Ví dụ như, nếu viết cảm nhận về một chủ đề trong tác phẩm, bạn có thể chia các đoạn thành những phần trình bày về việc bối cảnh, nhân vật phản diện chính và hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm đã thành công hay thất bại thế nào trong việc truyền tải chủ đề của tác phẩm.
Step 5 Thu thập trích dẫn.
  • Viết nháp các đoạn giới thiệu trích dẫn, phân tích và bình phẩm về chúng.[12]
Step 6 Sắp xếp các đoạn văn.
  • Một cách hiệu quả để suy nghĩ về việc tổ chức đoạn văn là: chi tiết, ví dụ/trích dẫn, bình phẩm/đánh giá, lặp lại.
Phần3: Viết bản nháp cuối cùng

Tải về bản PDF

Step 1 Viết phần mở bài.
  • Luận đề nên được đặt ở cuối phần mở bài.
Step 2 Đọc lại các đoạn cảm nhận để chắc rằng bạn đã xác định được quan điểm của mình.
  • Tìm những chỗ mà bạn chỉ đơn thuần tường thuật những gì tác giả đã viết thay vì bình phẩm hay đánh giá về những điều đó.
Step 3 Giải thích ngụ ý sâu xa hơn của tác phẩm đối với lớp học, tác giả, người đọc hay chính bạn.
  • Nếu đề bài yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân thì phần kết luận có lẽ là nơi tốt nhất để bạn làm điều đó. Một số giáo viên sẽ cho phép bạn lồng ghép ý kiến cá nhân trong phần thân bài. Tuy nhiên, đừng quên xác nhận lại với giáo viên trước khi làm vậy.
Step 4 Chỉnh sửa để bài viết được rõ ràng và có độ dài phù hợp.
  • Đọc hết một lượt, kiểm tra tính rõ ràng của bài viết. Câu cú đã diễn đạt đủ rõ hay chưa? Các luận điểm có được hỗ trợ và biện luận đầy đủ? Còn chỗ nào gây khó hiểu hay không?
Step 5 Đọc lại và kiểm tra lỗi chính tả.

 

Step 6 Tự hỏi liệu bạn đã đáp ứng đủ yêu cầu đề ra hay chưa.

Lời khuyên

  • Khi luận cứ nào đó không đủ mạnh, hãy tìm những chỗ hổng trong tác phẩm hay đề xuất các ý kiến phản biện.
  • Sau khi đọc xong, đừng chần chừ quá lâu chưa viết. Có thể bạn sẽ quên mất những chi tiết quan trọng.
  • Bài cảm nhận không phải là tự truyện. Nó không viết về việc bạn cảm thấy thế nào, bạn sẽ ra sao trong tình huống đó hay mối liên hệ với cuộc sống của bạn.[14]
  • Luôn kiểm tra định dạng mà giáo viên đã giao.
Chi tiết