Sự thinh lặng của Thánh Simon
Nội dung

Sự thinh lặng của Thánh Simon

 

    •  

 

    •  

 

Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn… Simon biệt danh là Quá Khích (Lc 6,12-15)

Trong số mười hai Tông đồ, có lẽ chính Thánh Simon[1] mà chúng ta mừng lễ hôm nay (cùng với Thánh Giuđa) là người ít được đề cập nhât trong các sách Tin Mừng. Ngay cả bài đọc trong phụng vụ hôm nay được chọn để phản ánh cuộc đời của Ngài cũng ngắn ngủi và ít ỏi. Điều này cho chúng ta biết điều gì? Điều ấy cho chúng ta thấy rằng Chúa cho đủ thông tin về cuộc đời của Simon để mang lại ánh sáng hiểu biết cho chính chúng ta.

Trong Kinh Thánh, không có câu chuyện cụ thể nào liên quan đến Thánh Simon, ngoài việc đề cập rằng ngài đã có mặt trực tiếp trong một số sự kiện nhất định. Hầu hết trong số đó chỉ là một sự tham gia giả định, vì Kinh Thánh đề cập đến “nhóm Mười Hai” mà không định rõ hoặc chỉ đích danh Simon. Các học giả Kinh Thánh thậm chí không chắc chắn liệu Simon được gọi là “quá khích” vì ông là thành viên của một giáo phái tôn giáo cụ thể mang tên như thế hay là vì ông có một “lòng nhiệt thành” duy với Chúa Kitô. Điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn về Thánh Simon đó là Ngài đã được Thiên Chúa chọn và không một lời nào được ghi lại từ môi miệng của ngài.

Điều đó hẳn là không cho chúng ta biết nhiều điều. Tuy nhiên, thay vì nhìn vào những điều Kinh Thánh không nói với chúng ta về Simon, chúng ta hãy để tâm vào những điều mà Kinh Thánh mang lại cho chúng ta.

Với tư cách là Tông Đồ được Đức Kitô tuyển chọn, chúng ta biết rằng Simon là một trong những người tuân theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Simon có trách nhiệm không kém gì Phêrô, Giacôbê, Gioan, và những người còn lại trong nhóm Mười Hai về việc xây dựng nền móng của Giáo Hội sơ khởi. Làm thế nào để chúng ta biết điều này? Bởi vì Đức Giêsu đã không chọn chỉ Phêrô, Giacôbê và Gioan để xây dựng và hướng dẫn Giáo Hội của Ngài. Ngài chọn thêm chín người nữa. Đức Giêsu sẽ không làm gì nếu không có mục đích hoặc nhu cầu. Do đó khi chọn mười hai Tông đồ, Ngài có một mục đích và một hoạch định cho tất cả!

Chúng ta có thể suy đoán về hệ quả của các sự kiện trong nhóm Mười Hai nếu không có Simon qua manh mối ở tên gọi của Ngài. Nên biết danh hiệu của Simon được Tin mừng ghi lại là “Zealot; tiếng Latin: Zelotes; Tiếng Hy Lạp:  Ζηλωτὴν”. Từ này ngoài nghĩa là “quá khích”, còn mang một nghĩa khác đó là “nhiệt thành”. Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng rằng chính lòng nhiệt thành của Simon đã tạo ra tất cả sự khác biệt trong Giáo hội. Không có những “hoạt náo viên” trong cuộc sống của để khuyến khích và nói với chúng ta “Bạn đã nhận được điều này! Bạn có thể làm được!” thường chúng ta sẽ dễ bỏ cuộc và nhượng bộ trước những khó khăn.

Có lẽ Simon là đã khuyến khích Phêrô khi ông nhận vai trò Tông đồ trưởng, một công việc mà Phêrô hẳn đã cảm thấy không đủ khả năng và không xứng đáng. Trong nhà Tiệc Ly, có lẽ chính Simon là người liên tục nhắc nhở các Tông đồ còn lại về lời hứa của Đức Giêsu khi họ chờ đợi bấy lâu. Có lẽ chính Simon là người khăng khăng mạnh mẽ nhất để làm chứng cho Thầy Giêsu trước sự cứng lòng của Tôma.

Có một manh mối nữa mà Kinh Thánh mang lại cho chúng ta về Simon: sự “thinh lặng” của Ngài trong Kinh Thánh. Khi nói đến sự thinh lặng của nhân vật nào đó trong Kinh Thánh, chúng ta không được cho rằng lời nói của họ không đáng được ghi lại, cụ thể là với Simon. Không, nghịch lý thay, sự im lặng của Simon cho chúng ta biết rất nhiều điều về vị Tông Đồ này.

Thánh Simon đã được Giáo Hội nhớ đến vì lòng nhiệt thành của Ngài. Điều này cho chúng ta biết gì về ý nghĩa của việc trở thành một Kitô hữu sốt sắng? Nó cho chúng ta biết rằng cách hiệu quả nhất để mang ánh sáng của Chúa Kitô đến một thế giới tối tăm không nhất thiết là phải nói nhiều, nhưng là bền bỉ nêu gương sáng.

Nói như thế không có nghĩa là lời nói không có mục đích hoặc việc rao giảng là điều vô ích. Tất nhiên, nếu không có những lời được ghi lại trong Kinh Thánh để hướng dẫn, chúng ta sẽ bị hư mất. Trên thực tế, đó hẳn là lý do mà nhiều người bị hư mất ngày hôm nay khi họ không còn thấy giá trị của Tin Mừng đối với họ trong cuộc sống.

Nhưng trước khi bất cứ ai thậm chí nghĩ đến việc cầm cuốn Kinh Thánh lên và đọc, hay ngồi xuống và lắng nghe, trước tiên ta phải có ngọn lửa đức tin được châm ngòi và thổi bùng lên, cùng với đó là lòng nhiệt thành mà chúng ta mang đến cho tha nhân, như Simon đã làm.

Ngày nay, từ "quá khích" đã mang ý nghĩa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Nhưng trong truyền thống Kitô giáo, sốt sắng là thể hiện sự nhiệt tình và niềm vui liên quan đến những điều của Thiên Chúa. Loại nhiệt thành này có nghĩa là để thu hút những trái tim cô đơn, tuyệt vọng. Sự bình an và niềm vui của Đức Kitô mà chúng ta chuyển trao, phải mang lấy một tình yêu chữa lành cho những người đau khổ, những người nghi ngờ, những người đang sống trong tội lỗi. Nói tóm lại, những gì chúng ta chuyển trao là Tin Mừng về Lòng Thương Xót và tình yêu Cứu độ của Chúa Kitô.

Lạy Thánh Simon, xin cầu cho chúng con!

 

[1] Thánh Simon được gọi là Simon người Cana, hay Simon Nhiệt Thành có họ hàng với Chúa Giêsu.

Thánh Giuđa, có biệt danh là Tađêô, con của Giacôbê, là cháu của Đức Mẹ và thánh cả Giuse, và là bà con của Đức Giêsu. Ngài là anh của thánh tông đồ Giacôbê hậu. Cha của ngài là ông Clêôpha, và mẹ của ngài cũng có tên là Maria. Bà này đã đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu lúc Chúa chịu chết, rồi sau đó đã ra mồ để xức xác Chúa bằng dầu thơm.

Theo Thánh Truyền thì hai ngài đi giảng Tin Mừng ở hai nơi khác nhau. Thánh Simon giảng tại Ai Cập, còn thánh Giuđa tại Mésopotamia. Sau khi đã thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, thì hai ngài như được ơn Chúa thôi thúc để cùng nhau đi sang Ba Tư. Chính tại nơi đây, hai ngài đã đem Tin Mừng tới và cũng chính tại nơi đây mà các ngài được diễm phúc lãnh nhận cái chết để tôn vinh Ðức Kitô như các anh em tông đồ khác.

Truyền thuyết kể lại khi đến thành Suamyr một trung tâm lớn của Ba Tư, hai thánh tông đồ Giuđa và Simon đã đến trọ nơi nhà ông Semme, đồ đệ của các ngài. Ngay sáng sớm hôm sau, các tư tế ngoại giáo của thành phố, bị thấm nhiễm độc dược của Zaroes và Arfexat, đã hô hào dân chúng đến bao vây nhà ông Semme. Họ gào thét:

- Hỡi ông Semme, hãy giao nộp hai kẻ thù các thần linh cho chúng tôi. Nếu không, chúng tôi sẽ đốt cháy nhà ông!

Nghe lời dọa nạt độc dữ ấy, hai Thánh Tông Đồ Giuđa và Simon đã quyết định tự nộp mình. Họ buộc các ngài phải thờ lạy các thần linh ngoại giáo. Dĩ nhiên các ngài từ chối. Họ tàn nhẫn đánh đập các ngài. Giữa máu đào, trong giây phút linh thiêng cuối đời, Thánh Giuđa còn lấy chút nghị lực cuối cùng, nhìn thẳng vào thánh Simon và nói:

- Hiền huynh dấu ái, tôi trông thấy Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Ngài gọi chúng ta về với Ngài!

Chi tiết