TRẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN, SAU NÀY SẼ THÀNH NGƯỜI RẤT ĐÁNG SỢ
Nội dung
TRẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN, SAU NÀY SẼ THÀNH NGƯỜI RẤT ĐÁNG SỢ
(Bố mẹ nào cũng nên đọc bài viết này một lần)
Văn hóa truyền thống rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình và nề nếp gia phong. Trong lịch sử, nhiều danh môn vọng tộc sở dĩ có thể bồi dưỡng ra vô số những nhân vật lẫy lừng, không thể không nhắc đến giáo dục gia đình mà nền tảng chính là lòng biết ơn.
Tuy nhiên, trẻ em ngày nay thường chiếm vị trí “chức cao vọng trọng” trong gia đình. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ, thời thời khắc khắc chúng đóng vai diễn được yêu thương, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Lâu dần về sau, rất nhiều trẻ sẽ cho rằng những thứ chúng có được từ gia đình là hiển nhiên, từ đó chỉ biết yêu cầu, nhận lấy mà không biết hồi báo, càng không biết quan tâm và cảm kích người khác.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, cái tốt nhất đó không nên thiên về hướng vật chất, tức là đáp ứng tất cả những gì chúng muốn, mà nên cho trẻ được hưởng thụ một nền giáo dục chất lượng cao và bồi dưỡng chúng thành những người có phẩm chất ưu tú. Trong đó, giáo dục trẻ lòng biết ơn là nền tảng rất quan trọng.
Có một câu chuyện như thế này. Một người đàn ông Hoa kiều rất giàu có, sau khi về nước đã ủng hộ tiền cho những học sinh vùng khó khăn. Dưới sự giúp đỡ của các bên liên quan, cuối cùng ông cũng tìm được cách thức liên hệ với một vài đứa trẻ có nhu cầu cần được giúp đỡ. Ông gửi cho mỗi em một quyển sách và vài chiếc bút trên đó ghi rõ thông tin điện thoại, địa chỉ và email liên hệ của mình.
Nhiều người không hiểu vì sao chỉ tặng có một vài thứ ít ỏi mà ông cũng cần để lại thông tin liên hệ.
Người đàn ông kia trước sự hoài nghi của mọi người tỏ ra không quan tâm, trái lại, ông như đang chờ đợi một điều gì đó. Ông luôn giữ điện thoại bên mình, mỗi ngày kiểm tra hòm thư hoặc kiểm tra thư điện tử mấy lần.
Một hôm, cuối cùng ông cũng nhận được một tấm thiệp chúc mừng của một cậu bé được giúp đỡ gửi cho. Cậu này cũng là đứa trẻ duy nhất liên lạc với ông. Ông rất vui mừng, hôm đó bắt đầu khai mở học bổng và gửi cho cậu bé kia khoản tiền hỗ trợ đầu tiên và không hỗ trợ những đứa trẻ không hồi đáp.
Lúc này, mọi người mới hiểu, thì ra ông dùng cách này để đặc biệt giải thích cho đạo lý: ‘Người không biết cảm ơn thì không đáng nhận được giúp đỡ’.
Việc giáo dục trẻ biết cảm ơn và tôn trọng người khác là chuyện rất quan trọng. Nếu cha mẹ chỉ biết nuông chiều mà không dạy trẻ biết hồi báo, thì cho dù có bước ra ngoài xã hội, trẻ cũng sẽ gặp nhiều trắc trở, thậm chí coi Trời bằng vung. Đối tượng mà trẻ cần biết ơn không chỉ có cha mẹ, mà còn là những ai từng giúp đỡ chúng.
Câu chuyện vài năm trước của cậu sinh viên Uông Giai Tinh người Trung Quốc là một ví dụ điển hình về hậu quả của việc không giáo dục trẻ lòng biết ơn.
Uông Giai Tinh du học ở Nhật bản 5 năm, trước giờ chưa từng đi làm, học phí và phí sinh hoạt mỗi tháng đều do một tay người mẹ vất vả chu cấp. Đến khi mẹ cậu không thể kiếm được tiền gửi nữa và cậu phải về nước, ngay khi vừa ra khỏi sân bay, cảnh tượng cậu bạo lực với mẹ khiến ai cũng rùng mình.
Thanh niên 25 tuổi vốn dĩ cần tự lập, dựa vào tiền làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhưng Uông Giai Tinh lại thản nhiên hưởng thụ số tiền mà người mẹ vất vả chu cấp hàng tháng. Khi người mẹ kia không thể kiếm được tiền gửi nữa thì cậu ta không màng đến tình mẫu tử, trong tâm tràn đầy oán hận mà ra tay tàn ác với chính người sinh ra mình.
Câu chuyện trên đã thức tỉnh rất nhiều bậc cha mẹ: Những đứa trẻ không biết cảm ơn sau này sẽ còn đáng sợ hơn cả sói dữ. Vì vậy, giáo dục trẻ sống có trách nhiệm và biết cảm ơn thực sự rất quan trọng.
Những gia đình kiểu này, do khi trẻ còn nhỏ đã luôn thuận theo ý của chúng mà không có bất kỳ ước thúc nào. Mặc dù vậy, trong mắt trẻ thì những bậc cha mẹ kiểu như vậy lại hoàn toàn không có uy tín, vì vậy đương nhiên giáo dục cũng sẽ không hiệu quả.
Những đứa trẻ này đưa ra những đòi hỏi vô tận trước những nỗ lực của cha mẹ chúng. Khi những yêu cầu nhỏ không đạt thoả mãn sẽ càng không hài lòng. Còn có những sinh viên chỉ trong mấy năm đại học đã tiêu tốn của gia đình không biết bao nhiêu tiền, trong khi cha mẹ tiết kiệm ăn không dám ăn, dùng không dám dùng, thậm chí chẳng ngần ngại đi vay nợ để nuôi con.
Còn những bạn trẻ này lại đem số tiền đó đi mua những món đồ trang sức, quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại, máy tính đắt tiền để khoe mẽ, thậm chí thuê những căn chung cư đắt tiền, ăn nhà hàng, tiêu tiền một cách không thương xót và xem đó là điều đương nhiên. Mặc dù có những người đã đi làm rồi nhưng vẫn có tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ để sống.
Kỳ thực, nếu không cho trẻ thử nhịn đói, chúng sẽ không biết giá trị của đồ ăn. Không để trẻ thử chịu lạnh, chúng sẽ không biết ấm áp đáng quý nhường nào. Không để trẻ nếm trải thất bại, chúng sẽ không thể hiểu được gian nan của thành công.
Cha mẹ yêu thương con cái quá mức trên thực tế chính là lấy đi cơ hội trải nghiệm những kinh nghiệm phụ diện trong cuộc sống của chúng.
Một đứa trẻ biết ơn, chúng cũng biết cảm kích khi người khác làm giúp chúng và sẽ trân quý tất cả những gì mình có được. Vì vậy, chúng sẽ luôn cảm thấy đầy đủ, hài lòng, tất cả trước mắt đều là vui vẻ, hạnh phúc.
Nếu bạn không muốn trẻ bị đào tạo thành một con “sói kiêu ngạo”, thì tuyệt đối không nên thay trẻ làm quá nhiều thứ, không nên để trẻ nhận quá nhiều mà không biết cảm ơn. Hơn nữa chúng ta cũng cần dạy cho chúng hiểu được tầm quan trọng của lòng biết ơn.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên tạo điều kiện dạy bảo trẻ học cách cảm ơn, từ cảm ơn cha mẹ đến những ai giúp đỡ chúng. Thông qua những việc nhỏ này, những cảm xúc nhỏ sẽ khiến trẻ thành thục hơn với câu nói ‘cảm ơn’, cuối cùng sẽ học được cách biểu thị lòng biết ơn của mình đối với người khác.
Lòng biết ơn chính là chất dinh dưỡng của sự trưởng thành về tâm hồn. Khi trẻ cảm nhận được những hành động tử tế từ người khác, chúng sẽ biết rằng ngày sau mình cũng nên làm như vậy, cũng nên yêu thương và giúp đỡ người khác.
Cũng bơi vậy mà ngay từ sớm ba mẹ nên rèn cho con lòng biết ơn, cách kiểm soát cảm xúc và các kỹ năng mềm.
Vậy rèn như nào cho đúng?
(Sưu tầm)
Chi tiết
- Ngày: 28/04/2023
- Tác giả: Lm. Anmai